Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ?

Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ? Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người dễ mắc phải tình trạng béo phì. Đây không còn là vấn nạn của các nước phát triển mà còn là nỗi lo lắng của nhiều người tại những nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu hết về béo phì, nguyên nhân và tác hại như thế nào để có được biện pháp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả nhất, bài viết sau đây của Lamsaodecao chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

Béo phì là gì? Dựa vào đâu để biết có bị béo phì hay không?

Béo phì được hiểu là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng tích mỡ quá mức và tăng lên nhanh chóng trong cơ thể. Béo phì ảnh hưởng đến vóc dáng, tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, xương khớp, tiêu hóa, suy giảm trí nhớ…

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-1
Béo phì ảnh hưởng rất lớn tới vóc dáng và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm (Nguồn: St)

Để chẩn đoán một người bị béo phì hay có nguy cơ cao, chúng ta cần dựa vào chỉ số cơ thể (BMI). Nếu BMI cao hơn 25 là thừa cân, 30 hoặc mức cao hơn là béo phì, nếu ở mức 40 trở lên là béo phì nghiêm trọng. Công thức tính BMI cụ thể:

BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x 2)

Dựa vào chỉ số BMI, bạn có thể xác định khá chính xác mức độ tích trữ mỡ trong cơ thể:

  • 30-34: béo phì mức độ 1
  • 35-39,9: béo phì mức độ 2
  • >40: béo phì mức độ 3

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là BMI ước tính mỡ cơ thể chứ không trực tiếp đo lượng mỡ trong cơ thể. Một số người cơ bắp như vận động viên bơi lội, điền kinh, boxing, huấn luyện viên thể hình có chỉ số BMI cao ở mức thừa cân nhưng không có mỡ thừa, bởi mỡ chỉ tích trữ tại cơ bắp.

Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chiều cao của cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn thiếu niên, các trẻ béo phì phát triển xương nhanh hơn trẻ có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ béo phì lại chậm hơn.

Các nhà nghiên cứu còn cho thấy, các trẻ béo phì có nguy cơ gãy xương cao hơn, có thể là do khối lượng cơ thể lớn hơn khi té ngã, chế độ ăn uống không cân bằng, hoặc mô mỡ dư thừa làm giảm sự phát triển của xương. Xương của trẻ béo phì thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhưng mật độ khoáng giảm. Khi có đường gãy ngay vị trí tiếp hợp ở đầu xương thì càng ảnh hưởng không tốt đến chiều cao.

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-2
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chiều cao của cơ thể (Nguồn: St)

Trẻ mắc bệnh béo phì còn dễ mắc nhiều bệnh về xương khớp như:

Thoái hóa khớp: Trẻ béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cho khớp gối chịu áp lực lớn từ thể trọng quá nặng.

Chứng loãng xương: Khi ở tuổi trung niên, những người béo phì hoặc đã từng béo phì sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao. Các mỡ bị oxy hóa kích thích hủy cốt bào và ức chế tạo cốt bào trong xương, do đó làm giảm mật độ xương và gây loãng xương. Bên cạnh đó, cơ chế thứ hai là tăng lipid máu còn ảnh hưởng gián tiếp đến mật độ xương.

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-3
Người béo phì thường gặp phải chứng loãng xương khi ở độ tuổi trung niên

Những tác hại khác của béo phì đối với sức khỏe

Ngoài những tác hại về chiều cao mà béo phì mang lại thì người béo phì còn dễ mắc các bệnh nguy hiểm như:

Nguy cơ bệnh tim mạch cao: Ở người béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn dễ gây quá tải cho hoạt động của tim. Vì thế, người béo phì thường bị mắc bệnh vì tim mạch. Phần lớn các bệnh liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim đều đến từ thể trạng thừa cân béo phì. Người béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hoặc gọi là mỡ trong máu, cholesterol cao. Khi cholesterol cao sẽ gây xơ hóa lòng mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng huyết áp.

Bệnh xương khớp: Các bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên hay gout xảy ra ở người béo phì là rất cao do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Trong đó, khớp gối và cột sống là tổn thương sớm nhất.

Bệnh tiểu đường: Béo phì là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2, gây đề kháng insulin (hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào sử dụng).

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-5
Ảnh hưởng của cân nặng lên xương khớp (Nguồn: St)

Bệnh về hô hấp: Người béo phì thường mắc các bệnh về rối loạn nhịp thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ do hiện tượng “mỡ bám” lên hoạt động các cơ hoành, khí phế quản.

Rối loạn nội tiết do béo phì: Ở phụ nữ béo phì, rối loạn kinh nguyệt, đa nang buồng trứng, khó có thai hoặc nguy cơ vô sinh cao là rất lớn. Khi có thai, phụ nữ béo phì còn tiềm ẩn nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý và dễ vô sinh.

Bệnh về đường tiêu hóa: Ở người béo phì, lượng mỡ bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ, ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất dễ dàng gây ra bệnh ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, lượng mỡ dư sẽ tích tụ ở gan và gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ. Lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh xơ gan… hay việc rối loạn chuyển hóa mỡ sẽ sinh ra bệnh sỏi mật.

Bệnh ung thư: Các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư gan mật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thực quản, ung thư đại tràng được cho rằng có liên quan đến béo phì.

Nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì

Đến nay thì nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì vẫn đang là câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu đau đầu, chưa tìm ra câu trả lời xác đáng. Trong đó các nguyên nhân được cho là xuất phát từ chủ yếu một số yếu tố chính sau:

Do yếu tố di truyền: Những nghiên cứu gần đây đều thấy rằng, trong những trường hợp sinh đôi, sinh ba hay con nuôi thì yếu tố di truyền là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh béo phì. Phần di truyền của bệnh tương ứng với sự di truyền đa gen, nghĩa là có nhiều gen cùng tham gia.

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-6
Béo phì do yếu tố di truyền

Do yếu tố xã hội: Là yếu tố đặc biệt quan trọng gây nên bệnh thừa cân béo phì, đặc biệt là ở phụ nữ. Tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh… bệnh béo phì xảy ra nhiều ở phụ nữ lao động chân tay và có cuộc sống kinh tế thấp hơn so với những phụ nữ lao động trí óc và có đời sống kinh tế ở mức cao. Điều này có thể đến từ áp lực công việc, trách nhiệm xã hội, thông tin tiếp cận còn nhiều hạn chế.

Do rối loạn nội tiết và chuyển hóa: Theo các nghiên cứu cho thấy những người mắc các chứng rối loạn nội tiết và chuyển hóa u vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường và lipid, tiểu đường… sẽ kích thích tạo mô mỡ nhanh. Các mô mỡ càng hình thành nhiều, cơ thể càng gia tăng nhu cầu về chất đường, nhu cầu về insulin. Vì thế, những người thừa cân càng có xu hướng ăn nhiều đồ béo, ngọt. Từ đó gia tăng kích thích tạo mô mỡ và hình thành vòng bệnh lý luẩn quẩn rất khó điều trị dứt điểm.

Do yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý luôn là một trong những nguyên nhân mà người ta cho rằng gây ra bởi những rối loạn tâm lý và tình cảm. Có hai hội chứng về rối loạn tâm lý đó là hội chứng ăn uống vô độ và hội chứng ăn đêm, bao gồm biếng ăn vào buổi sáng nhưng lại ăn vào ban đêm kèm với mất ngủ. Từ đó, lượng thức ăn nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao do hoạt động bị rối loạn, gây ra tình trạng tăng tích mỡ và tăng trọng lượng, thừa cân, béo phì.

beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-7
Ăn uống vô độ và ăn đêm khiến bạn dễ tăng cân (Nguồn: St)

Các yếu tố tăng trưởng của cơ thể: bệnh béo phì còn có thể xảy ra khi cơ thể gia tăng khối lượng nhanh chóng do sự gia tăng kích thước của tế bào mỡ, gọi là béo phì phì đại. Mặc khác còn có sự gia tăng số lượng của tế bào mỡ, hay còn gọi là béo phì tăng sản. Nhiều trường hợp do phối hợp cả hai lý do trên.

Hoạt động thể lực: Việc giảm các hoạt động thể lực ở các nước phát triển và tiện nghi như hiện nay cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh béo phì. Ví dụ tại Mỹ, mặc dù người dân đã cố gắng giảm bớt 10% số calorie từ thức ăn để đưa vào cơ thể nhưng tỉ lệ người béo phì vẫn tăng lên hai lần so với những năm đầu của thế kỷ trong khi đó các hoạt động thể lực đều hạn chế.

Các tổn thương trên não bộ: Mặc dù là một nguyên nhân rất hiếm gặp nhưng các tổn thương trên bộ não của người béo phì, đặc biệt là vùng dưới đồi có thể gây ra bệnh thừa cân, béo phì.

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa béo phì và tăng chiều cao hiệu quả

Hiện nay có nhiều người, nhất là các bạn trẻ quan niệm rằng nếu ăn thật ít sẽ dễ dàng giảm cân nhanh chóng và hiệu quả. Thế nhưng bạn nên biết rằng quan niệm này là một sai lầm. Chế độ ăn uống cần khoa học, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, nạp đủ năng lượng mà không bị béo phì, thừa cân vừa tăng chiều cao hiệu quả.

  • Nếu muốn giữ vóc dáng cân đối mà vẫn phát triển nhanh về chiều cao, chế độ ăn cần giảm năng lượng, giảm chất ngọt, chất béo nhưng vẫn đảm bảo đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu những chất này, cơ thể dễ bị teo cơ, dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Bên cạnh đó, chế độ ăn lành mạnh sẽ là tiền đề để tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
  • Người béo phì nên lựa chọn thực phẩm giàu protein như thịt ít mỡ, cá ít béo như cá hồi, tôm, cua, giò nạc, sữa chua làm từ sữa gầy, ít hoặc không đường, các loại đậu đỗ, trứng và sữa đậu nành.
  • Người béo phì không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo và nhiều cholesterol như thịt mỡ, chân giò, bơ, tim, gan, thận, lòng lợn…
  • Tốt nhất bạn nên ăn rau xanh và quả chín 500gr/ngày. Rau củ quả có thể chế biến ở dạng nấu canh, luộc, rau trộn, salad làm nộm… Bạn nên tăng tường ăn các loại trái cây ít ngọt như táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long, sắn… Chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế muối, chỉ ăn dưới 6g/ ngày, nếu tăng huyết áp thì chỉ với lượng 2-4g/ngày.
beo-phi-anh-huong-the-nao-den-chieu-cao-8
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, tích cực ăn rau xanh, hoa quả để tránh béo phì (Nguồn: St)
  • Bạn nên sử dụng các loại thức ăn sử dụng glucid có nhiều chất xơ như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin E… Buổi tối không ăn sau 20h, uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Kiêng các món đưa nhiều chất béo, năng lượng như bánh mì bơ, bơ trộn rau, món xào, đường mật, mứt, kẹo, socola, nước ngọt, bánh ngọt…
  • Tuyệt đối bỏ các đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê…
  • Ăn đúng bữa, có thể ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa mà giảm ăn vào chiều và tối.
  • Không vừa ăn vừa xem điện thoại, đọc sách hay chơi game… do dễ phân tâm không biết ăn được bao nhiêu nên có xu hướng ăn quá nhiều, tăng cân.
  • Tăng cường vận động, chế độ ngủ nghỉ phù hợp
  • Để hỗ trợ cơ thể hấp thụ toàn bộ năng lượng, dinh dưỡng tốt, tạo điều kiện cho chiều cao tăng trưởng hiệu quả mà không lo việc tăng cân hay thừa cân, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao từ các nhà sản xuất từ Hoa Kỳ. Các sản phẩm thực phẩm hỗ trợ này về cơ bản sẽ có các thành phần thảo dược như: Ích mẫu, bạch quả, đỗ trọng… 5-HTP, đặc biệt là Nano Canxi, Collagen type II thủy phân là điều kiện quan trọng để chiều cao tăng vượt trội.

Từ những thông tin vừa rồi có thể thấy rằng cơ thể béo phì không chỉ cản trở kế hoạch giảm cân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe. Do đó hãy chú ý áp dụng phương pháp phù hợp để đạt được chiều cao mong muốn và một sức khỏe dẻo dai nhé.

Hy vọng với những thông tin mà Lamsaodecao chia sẻ, bạn chắc đã hiểu được béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao rồi đúng không nào? Vậy nên hãy chú ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý để có thể cải thiện chiều cao tối ưu nhất nhé

sua-nubest-tall-6-trong-1