Cơ thể phát triển khoẻ mạnh không thể thiếu đi các nguồn dưỡng chất, vitamin quan trọng. Thiếu hụt một vi chất cũng có thể khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu bất thường. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng lamsaodecao.com tìm hiểu về công dụng tăng chiều cao của kẽm nhé!
Kẽm là gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, kẽm được bổ sung vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá và được hấp thụ ở ruột non. Bạn có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm hằng ngày như thịt đỏ, hải sản, trái cây và các loại hạt…
Bổ sung kẽm có tốt không?
Một trong những vai trò chính của kẽm là tham gia vào hoạt động của các enzyme. Kẽm đóng vai trò đồng yếu tố của hơn 300 enzyme, ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả của vô số phản ứng hoá học. Hầu hết các enzyme này chịu trách nhiệm về các chức năng như tổng hợp DNA, phân chia tế bào và chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo.
Song song đó, kẽm còn hỗ trợ sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, kẽm đóng vai trò chủ chốt đặc biệt là các giai đoạn mang thai và thơ ấu. Nhờ có kẽm, sự phát triển thai nhi thuận lợi hơn, thiếu kẽm dẫn đến sự chậm tăng trưởng, gây ra những ảnh hưởng xấu trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Ngoài ra, kẽm là vi chất không thể thiếu để duy trì sức khỏe của da, tóc và móng tay, móng chân. Theo các nghiên cứu, kẽm hỗ trợ sản xuất collagen và sửa chữa các mô bị tổn thương. Kẽm cũng tham gia vào các giác quan về vị giác, khứu giác và góp phần chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia quá trình điều chỉnh hormone, cân bằng quá trình nội tiết tố cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm sẽ được cân nhắc trong một số trường hợp nhất đinh. Chẳng hạn như người mắc các bệnh lý (celiac, crohn), người ăn thuần chay, suy giảm miễn dịch… Không phải mọi cá nhân đều nên bổ sung kẽm, nếu có thể không bị thiếu hụt việc hấp thụ quá mức có thể mang đến nhiều tác hại xấu.
Kẽm tác động như thế nào đến phát triển chiều cao?
Kẽm đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ gián tiếp trong việc phát triển chiều cao ở thời kỳ bào thai và thanh thiếu niên. Tuy không trực tiếp bứt tốc chiều cao, thế nhưng khoáng chất này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển.
Đầu tiên và quan trọng nhất, kẽm là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH. Đây là yếu tố chính giúp điều chỉnh sự phát triển xương theo chiều dọc nhanh chóng. Nếu không có đủ kẽm, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ lượng hormone tăng trưởng từ tuyến yên.
Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò sản xuất insulin-1 – một loại hormone trung gian thúc đẩy tăng trưởng của GH. Trong đó, IGF-1 kích thích sự tăng sinh và biệt hoá tế bào trong các đĩa tăng trưởng của xương. Hơn nữa, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển tổng thể. Nhờ vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng của nhiều enzyme và protein liên quan đến tổng hợp DNA, phân chia tế bào và sửa chữa mô. Quá trình này rất cần thiết cho sự phát triển thích hợp của xương, góp phần tạo nên tầm vóc lý tưởng.
Cách bổ sung kẽm vào cơ thể hiệu quả nhất
Bổ sung kẽm vào cơ thể rất cần thiết đối với sức khoẻ và tiềm năng tăng trưởng. Đặc biệt, đối với những người bị thiếu hụt hoặc hấp thụ không đủ, do hạn chế về chế độ ăn uống. Có nhiều cách để giúp bạn bổ sung kẽm vào bên trong cơ thể như:
Nguồn thực phẩm
Cách tự nhiên và hiệu quả nhất để tăng lượng kẽm hấp thụ là thông qua các nguồn thực phẩm. Kết hợp các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn của bạn, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản (đặc biệt là hàu). Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu cũng giàu hàm lượng kẽm. Tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng có thể cung cấp cho cơ thể bạn lượng kẽm cần thiết cho các chức năng khác nhau.
Thuốc bổ sung kẽm
Thuốc bổ sung kẽm có sẵn không cần kê đơn và có nhiều dạng khác nhau, bao gồm kẽm gluconate, kẽm sulfat và kẽm axetat. Đặc biệt có lợi cho những người bị thiếu hụt kẽm hoặc những người không thể đáp ứng nhu cầu kẽm chỉ thông qua chế độ ăn uống. Điều cần thiết là phải tuân theo liều lượng khuyến cáo và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Việc lạm dụng bổ sung kẽm quá mức có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
Bổ sung vitamin tổng hợp
Nhiều loại thuốc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất có chứa kẽm cùng với các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Đây có thể là một cách thuận tiện để đảm bảo bạn nhận được lượng vitamin và khoáng chất cân bằng, bao gồm cả kẽm. Tuy nhiên, hãy thận trọng và không nên lạm dụng nó, trước khi sử dụng bạn nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ. Bởi trong một số vitamin tổng hợp có thể cung cấp hàm lượng kẽm vượt quá nhu cầu hàng ngày.
Viên ngậm kẽm
Viên ngậm kẽm là một dạng bổ sung kẽm cụ thể có thể được sử dụng để hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe cổ họng. Chúng thường được sử dụng khi bắt đầu bị cảm lạnh hoặc cúm để giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Những viên ngậm này giải phóng các ion kẽm có thể giúp ức chế các hoạt động của virus trong cơ thể.
Một số loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất?
Việc kết hợp các loại trái cây chứa kẽm vào chế độ ăn uống có thể góp phần chăm sóc sức khoẻ tổng thể. Dưới đây là một số loại trái cây có chứa lượng kẽm đáng chú ý, bạn có thể tham khảo và bổ sung:
Bơ
Bơ là một loại trái cây đa năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trái bơ chứa khoảng 0,6mg kẽm, đây là một trong những loại trái cây chứa kẽm nhiều nhất. Ngoài kẽm, trái bơ còn chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, magie, đồng…
Kiwi
Kiwi được biết đến với hàm lượng vitamin C cao và chứa một lượng kẽm nhỏ khoảng 0,1mg. Chúng mang đến nhiều công dụng cho sức khoẻ như tốt cho hệ tiêu hoá, trị hen suyễn, tốt cho mắt và tăng cường sức đề kháng…
Mâm xôi
Mâm xôi chứa khoảng 0,5mg kẽm. Quả mâm xôi đỏ và đen có hương vị chua ngọt tự nhiên, bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các loại mứt, bánh.
Ổi
Ổi là một loại trái cây nhiệt đới được biết đến với hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó cung cấp một lượng kẽm nhỏ với khoảng 0,2mg, vitamin C, canxi, vitamin B…
Dâu tằm
Dâu tằm là một loại trái cây có nguồn gốc từ Đông Châu Á. Bên cạnh các dưỡng chất như chất xơ, chất béo, vitamin, dâu tằm có chứa khoảng 0,2mg kẽm. Bạn có thể ăn tươi hoặc chế biến thành các loại mứt, sinh tố…
Mận khô
Mận khô chứa khoảng 0,4mg kẽm, giàu chất xơ và các loại vitamin (vitamin A, K, C). Chúng có nhiều tác dụng cho sức khoẻ như giảm táo bón, kiểm soát lượng đường trong máu…
Chanh dây
Loại quả này phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cung cấp khoảng 0,1mg kẽm. Chanh dây có hương vị chua ngọt độc đáo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
Chà là
Chà là là loại trái cây được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải. Loại trái này có vị ngọt và thanh, trong chà là có chứa khoảng 0,1mg kẽm. Chà là chín có màu vàng tươi, khi sấy khô chuyển sang màu nâu đậm và nhăn nheo.
Bổ sung kẽm vào cơ thể cần lưu ý những gì?
Tương tự như các dưỡng chất khi hấp thụ vào trong cơ thể, nếu bổ sung kẽm bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Liều lượng sử dụng: Bổ sung theo hướng dẫn được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm hoặc theo lời khuyên của bác sĩ. Nhu cầu về kẽm thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và nhu cầu sức khỏe cụ thể. Vì vậy, điều quan trọng là phải tuân thủ liều lượng thích hợp để tránh tiêu thụ quá mức.
- Dạng kẽm: Chất bổ sung kẽm có nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như kẽm gluconate, kẽm sulfat và kẽm axetat. Các dạng khác nhau có thể có sinh khả dụng và mục đích khác nhau. Tùy theo nhu cầu và lời khuyên từ bác sĩ để lựa chọn dạng kẽm thích hợp cho cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe: Nếu bạn nghi ngờ cơ thể thiếu kẽm, hãy tham khảo ý kiến nhà bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác. Các triệu chứng thiếu hụt có thể khác nhau như chức năng miễn dịch suy yếu, vết thương chậm lành và rụng tóc.
- Tương tác thuốc: Lưu ý về các tương tác tiềm ẩn giữa chất bổ sung kẽm và thuốc bạn có thể đang dùng. Một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để tránh bất kỳ tương tác bất lợi nào.
- Tác dụng phụ: Mặc dù kẽm rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng dùng quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ. Chẳng hạn như buồn nôn, tiêu chảy và có vị kim loại trong miệng… Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu sức khỏe nào bất thường, hãy ngừng sử dụng và tìm tư vấn y tế.
- Sử dụng lâu dài: Việc bổ sung kẽm liều cao, kéo dài chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát y tế. Uống quá nhiều kẽm mãn tính có thể dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và các vấn đề sức khỏe khác.
- Phù hợp cho một số nhóm đối tượng: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nhu cầu kẽm tăng cao. Ngoài ra, những người ăn chay và thuần chay có thể không nhận đủ kẽm từ chế độ ăn uống của họ. Tìm kiếm sự hướng dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giải quyết các nhu cầu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Chất lượng thực phẩm bổ sung: Hãy chọn những thương hiệu chất lượng, uy tín để đảm bảo độ tinh khiết và an toàn sức khỏe.
- Thời điểm bổ sung: Uống chất bổ sung kẽm theo chỉ dẫn, lý tưởng nhất là vào cùng một thời điểm mỗi ngày, để thiết lập một thói quen nhất quán.
- Kết hợp thói quen sinh hoạt: Bên cạnh việc bổ sung kẽm, bạn nên lưu ý thêm về dinh dưỡng, vận động và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Tóm lại, kẽm là một khoáng chất quan trọng với nhiều chức năng, nhưng cần được cân nhắc khi sử dụng. Nên tuân thủ liều lượng và khuyến nghị từ chuyên gia chăm sóc vào thói quen chăm sóc sức khỏe và thể chất lâu dài và an toàn.