Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Ở một số giai đoạn nhất định, cơ thể của trẻ sẽ phát triển chiều cao rất nhanh thậm chí là vượt trội. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết và hiểu rõ những khoảng thời gian này để bổ sung đúng dưỡng chất để hỗ trợ trẻ em có được chiều cao lý tưởng.

Để có được chiều cao như mong muốn, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về từng giai đoạn phát triển của trẻ từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như hướng dẫn lối sống lành mạnh hỗ trợ chiều cao phát triển. Giai đoạn phát triển của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau và sẽ dừng lại sau tuổi dậy thì. Một đứa trẻ thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển đó là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì. Hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ qua bài viết sau đây của Lamsaodecao nhé.
Tìm hiểu 3 giai đoạn phát triển chiều cao

Giai đoạn sơ sinh

1000 ngày đầu đời tức là từ mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây chính là một trong những giai đoạn vàng để phát triển chiều cao của một con người. Nếu như các bậc phụ huynh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể con trẻ thì bé sẽ tăng được 25cm trong năm đầu đời và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp sau đó. Như vậy, đây chính là giai đoạn quyết định khoảng 60% chiều cao trong tương lai của một đứa trẻ.

Trong 1000 ngày đầu đời này, trẻ dưới 12 tháng tuổi có tốc độ phát triển chiều cao nhanh hơn so với các giai đoạn khác. Đây là thời kỳ trẻ tăng trưởng cả về trọng lượng lẫn chiều cao. Đứa trẻ 1 năm tuổi sẽ có chiều dài khi nằm gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh. Mặt khác, 1000 ngày đầu đời quyết định rất nhiều đến thể lực, trí lực cũng như chiều cao của trẻ.

giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-lamsaodecao
Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn vàng giúp trẻ tăng chiều cao

Nguy cơ suy dinh dưỡng là rất cao ở trẻ từ 14 – 24 tháng tuổi. Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao về sau. Ngoài ra, khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này, phụ huynh cần chú ý vì trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa và hệ hô hấp.

Do đó ở giai đoạn này việc cung cấp dưỡng chất là rất cần thiết nhưng phải đảm bảo vệ sinh và đặc biệt cẩn thận hơn. Đây cũng là giai đoạn vàng để bạn bổ sung dưỡng chất cho trẻ bởi vì trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm và sau đó là sẽ ăn cơm gia đình.

Sau 24 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng sẽ không còn quá nhanh như trước. Trẻ sẽ cao khoảng 6,2cm mỗi năm và mật độ xương tăng 1% mỗi năm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tiếp tục cung cấp đủ dưỡng chất để làm tiền đề cho cơ thể trẻ phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Giai đoạn tiền dậy thì

Tiền dậy thì nằm ở độ tuổi 9 – 11 đối với nữ và 12 – 14 đối với nam. Trong giai đoạn này, bé gái sẽ bắt đầu phát triển mô vú và xuất hiện lông mảnh và nhạt màu ở vùng kín như nách, mu… Còn ở bé trai bìu sẽ lớn lần, màu da ở vùng này cũng sậm hơn nhưng dương vật lại chưa có dấu hiệu thay đổi lớn, xuất hiện lông nách mu nhạt màu.

Đây là giai đoạn mà chiều cao của các em tăng rất nhanh. Theo ước tính, bé gái có thể tăng 6cm mỗi năm còn bé trai tăng 7cm mỗi năm thậm chí là nhiều hơn nữa nếu có chế độ dinh dưỡng tốt.

Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất và cho con trẻ vận động hợp lý để chiều cao phát triển tốt đồng thời tạo tiền đề để chiều cao vượt trội trong giai đoạn dậy thì kế tiếp.

giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-2
Giai đoạn sơ sinh quyết định 60% chiều cao của một con người. Ảnh: Internet

Ở giai đoạn này, các xương của trẻ phát triển về cả chiều dài lẫn chiều ngang. Đa số các xương dài sẽ dài ra ở 2 đầu do sự phát triển của sụn đặc biệt là các đầu xương gần gối, gần khớp vai, gần cổ tay. Sự tăng trưởng này hình thành trong suốt thời kỳ tiền dậy thì và kéo dài sang thời kỳ dậy thì.

Để có thể phát triển tối đa chiều cao trong thời kỳ tiền dậy thì bên cạnh chế độ ăn uống, vận động, trẻ em cần phải được ngủ đủ giấc và nên đi ngủ trước 10h tối. Từ 10h tối đến 3h sáng hôm sau là thời gian để các hormone tăng trưởng tự sản sinh thúc đẩy phát triển chiều cao. 90% sự phát triển của xương, sun sẽ diễn ra trong giấc ngủ chính vì vậy trẻ cần đi ngủ sớm và ngủ sâu.

Ranh giới giữa tiền dậy thì và dậy thì là khá mong manh nên các bậc phụ huynh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ ở cả 2 giai đoạn này là như nhau. Vì các giai đoạn sau chiều cao phát triển rất chậm, không bằng 1 năm tăng trưởng trong thời kỳ tiền dậy thì và dậy thì.

>> Xem thêm: Tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn tiền dậy thì ảnh hưởng đến chiều cao thế nào

Giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì là trong khoảng 12 – 18 tuổi. Lúc này, cơ thể tăng trưởng vượt trội về khung xương, cơ bắp. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ có thể cao thêm 10 – 15cm mỗi năm nhưng sau giai đoạn này thì lại giảm dần. 8 – 17 tuổi là khoảng thời gian quyết định đến 23% chiều cao ở nữ giới.

Nhờ vào sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương, hoạt động của hormone tăng trưởng, steroid sinh dục, các receptor của các hormone mà chiều cao của trẻ tăng trưởng nhanh.

Ở giai đoạn dậy thì, khẩu phần dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú trọng cung cấp các dưỡng chất sau cho trẻ để thúc đẩy chiều cao phát triển tốt nhất: protein, canxi, sắt, vitamin D, A, iot, kẽm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, bạn có thể khắc phục những tình trạng chậm phát triển chiều cao do suy dinh dưỡng ở những thời kỳ trước đó.

giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-3
Ở tuổi dậy thì, trẻ phát triển chiều cao rất nhanh và thay đổi rõ rệt. Ảnh: Internet

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên chiều cao của trẻ. Các chuyên gia trên thế giới đã chứng minh rằng, dinh dưỡng quyết định 31% đến sự phát triển chiều cao của trẻ ở giai đoạn dậy thì.

Ở giai đoạn dậy thì cần cung cấp đủ canxi cho hệ xương phát triển. Trong giai đoạn này, trẻ cần trung bình 1000mg canxi mỗi ngày. Trẻ ở tuổi dậy thì cũng cần 7mg mỗi ngày. Nếu không đáp ứng được những dưỡng chất này, cơ thể trẻ sẽ không đạt được chiều cao lý tưởng cũng như ảnh hưởng đến thần kinh và trí tuệ.

Có những đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì chỉ cần 1 năm đã thấy chiều cao và cân nặng phát triển nhưng lại có những trẻ dù đã bước qua tuổi dậy thì nhưng chiều cao lại tăng không đáng kể vẫn có dáng thấp bé. Như vậy, giai đoạn dậy thì là giai đoạn quyết định vô cùng lớn chiều cao của 1 người trưởng thành sau này.

Qua giai đoạn dậy thì, xương sẽ phát triển chậm lại có nghĩa là sẽ không cao lên nữa. Sun tăng trưởng ở các đầu xương lúc này không còn khả năng hóa xương do đã biến đổi thành xương nên không thể cao thêm được nữa. Tuy nhiên, nếu ăn uống hợp lý, tập luyện tích cực, sống lành mạnh, cơ thể vẫn có thể tăng chiều cao lên một ít cho đến 25 tuổi ở nữ và 28 tuổi ở nam.

So với trẻ em phương Tây, trẻ em Việt Nam có chiều cao thấp hơn do chế độ dinh dưỡng từ 3 tuổi trở đi. Như vậy, trong 3 giai đoạn này, cha mẹ nên cung cấp cho con trẻ chế độ dinh dưỡng tốt nhất cùng với tập luyện và lối sống lành mạnh để chiều cao có thể phát triển vượt trội. 3 giai đoạn vàng này không chỉ quan trọng đối với chiều cao mà cả với sự phát triển trí tuệ.

Hy vọng với những thông tin về các giai đoạn tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ mà Lamsaodecao chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh sẽ phần nào hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ, từ đó biết cách điều chỉnh để giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu nhé

sua-nubest-tall-6-trong-1