Cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh bằng cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ đã có thể thực hiện các phương pháp phù hợp để giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa khi trưởng thành. Hãy cùng tham khảo các cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh dưới đây của Lamsaodecao để giúp con cao lớn vượt trội nhé.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sơ sinh
Sự tăng trưởng chiều cao của con trong giai đoạn sơ sinh diễn ra như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Yếu tố di truyền
Gen di truyền không phải yếu tố quyết định hoàn toàn đến chiều cao như lầm tưởng của nhiều người.
Yếu tố di truyền có thể chi phối khoảng 23% chiều cao của trẻ. Nếu bố mẹ đều sở hữu chiều cao tốt thì con cái cũng sẽ được thừa hưởng nguồn gen này. Ngược lại, nếu bố mẹ thấp bé thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng 1 phần từ chiều cao của bố mẹ. Tuy nhiên, 23% này không phải là con số quá lớn. Nếu có cách chăm sóc phù hợp thì con vẫn có thể có được chiều cao ấn tượng dù bố mẹ thấp bé.
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ
Thời kỳ mang thai là 1 trong 3 giai đoạn vàng để thúc đẩy chiều cao của phát triển tốt. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiều dài của đứa trẻ khi ra đời. Một đứa trẻ khi sinh ra đạt chiều cao chuẩn là 50cm sẽ có được tiền đề vững chắc để phát triển chiều cao ở những giai đoạn tiếp theo.
Sau khi ra đời, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, đồng thời được chăm sóc chu đáo, tiêm phòng đầy đủ thì mới có thể phát triển khỏe mạnh và cao lớn. Trường hợp trẻ sinh bị thiếu tháng, nhẹ cân rất dễ bị thấp bé. Do đó, bố mẹ nên chú ý chăm sóc con kỹ lưỡng hơn thì con mới có thể đạt được chiều cao tốt.
Dinh dưỡng từ sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu tiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, chỉ có thể tiêu hóa được sữa mẹ. Thực tế, sữa mẹ đã chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của con. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ có được sức đề kháng tốt hơn, ít bị bệnh tật. Nếu người mẹ ít sữa, không thể cho con bú sữa mẹ thì chúng ta mới lựa chọn giải pháp cho con dùng sữa công thức.
Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào, giàu dinh dưỡng cho con sử dụng, mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm, suy nghĩ tích cực, dành thời gian để nghỉ ngơi khi có điều kiện để giúp con tăng trưởng chiều cao vượt trội. Nên để trẻ bú sữa mẹ đến khoảng 2 tuổi, sau đó mới bắt đầu cai dần và chú trọng vào bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm. Nhu cầu bú sữa mẹ của mỗi trẻ là khác nhau, mẹ nên quan sát và theo dõi thói quen, nhu cầu của con để có cách chăm sóc con phù hợp nhất.
Cách chăm sóc của mẹ dành cho trẻ
Tùy vào công việc, khả năng, sức khỏe mà mỗi người mẹ sẽ có cách chăm sóc con cái khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian biểu của trẻ có rất nhiều điểm khác biệt so với người lớn, trẻ có thể thức khuya, dậy sớm, giấc ngủ ngắt quãng… khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi chăm sóc con. Tuy nhiên, bố mẹ nên kiên nhẫn, chịu khó trong giai đoạn này và từ từ uốn nắn trẻ vào giờ giấc khoa học để vừa chăm con tốt vừa đảm bảo sức khỏe cho bố mẹ.
Những phương pháp giúp tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh
Nên áp dụng các phương pháp nào để có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng và hiệu quả. Để giúp con phát triển chiều cao hiệu quả ở giai đoạn sơ sinh, bố mẹ có thể xem xét các phương án sau đây:
Cải thiện dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh, thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Do đó, muốn cải thiện dinh dưỡng cho con, mẹ nên chú ý ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm lợi sữa để mang lại cho trẻ nguồn dưỡng chất dồi dào, thúc đẩy chiều cao tăng nhanh. Sau 6 tháng đầu tiên bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn dặm để cung cấp thêm dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng Canxi cao như: Trứng, thịt gà, tôm, cua… để giúp xương phát triển nhanh, chiều cao tăng trưởng tốt hơn.
Tắm nắng cho trẻ
Đây là cách tăng chiều cao hiệu quả phù hợp với mọi lứa tuổi. Khi tắm nắng, cơ thể trẻ có thể tự tổng hợp đủ vitamin D. Loại vitamin này giúp tăng cường hấp thụ Canxi và phốt pho, điều hòa lượng Canxi trong máu, xương khớp phát triển tốt hơn, chiều cao tăng trưởng thuận lợi, cơ thể trẻ khỏa mạnh, da dẻ hồng hào.
Khi cho trẻ tắm nắng, bố mẹ không nên cho trẻ mặc đồ hoặc chỉ mặc đồ mỏng và che mắt trẻ. Thời gian cho trẻ tắm nắng phù hợp là trước 8h sáng và sau 5h chiều. Các khung giờ còn lại tia cực tím và tia hồng ngoại trong ánh nắng có cường độ lớn, sẽ gây hại cho trẻ. Mỗi ngày, trẻ cần tắm nắng khoảng 15-20 phút là đã cung cấp đủ Vitamin D cho cơ thể.
Cải thiện giấc ngủ của trẻ
Để giúp cho trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần chú ý nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn như sau:
- Trẻ từ 0 – 4 tháng: Từ 15 – 21 giờ/ngày
- Trẻ từ 4 – 12 tháng: Từ 13 – 15 giờ/ngày
- Từ 1 tuổi – 2 tuổi: 14 giờ /ngày
- Từ 2-3 tuổi: 12 – 13 giờ/ngày
- Từ 3 – 4 tuổi: 11 – 13 giờ/ngày
- Từ 4 – 6 tuổi: 10 – 12 giờ/ngày
Theo thời gian, độ tuổi trẻ càng lớn thì thời gian ngủ sẽ càng giảm xuống. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cho con ngủ theo nhu cầu vì trẻ chủ yếu phát triển chiều cao khi đang ngủ. Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, không bị vặn mình hay thức giấc thường xuyên, bố mẹ nên bố trí giường ngủ thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng.
Một số thói quen cần tránh để giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ
Để có thể giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao hiệu quả nhất thì các bậc phụ huynh cần chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ, tránh những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sau đây nhé:
Dọa nạt trẻ: Để trẻ nhanh chóng đi ngủ, một số phụ huynh thường dọa nạt trẻ, làm trẻ lo sợ. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến trẻ ngủ không được ngon giấc, gặp ác mộng.
Gây tiếng ồn đánh thức trẻ: Không nên tạo ra tiếng ồn lớn trong phòng ngủ đánh thức trẻ vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Cho trẻ ngậm vú: Một số mẹ thường cho trẻ ngậm vú khi ngủ. Điều này là không nên vì sẽ khiến cơ thể trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển chiều cao.
Để trẻ thức quá khuya: Một số gia đình thường thức rất khuya, có những hoạt động gây ra âm thanh lớn vào giờ trẻ đi ngủ khiến các em khó ngủ. Cần nhanh chóng thay đổi thói quen này nếu các bạn mong muốn con mình cao lớn vượt trội khi trưởng thành.
Khuyến khích trẻ vận động
Khuyến khích trẻ tập luyện để tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh
Vận động thường xuyên sẽ kích thích các đầu xương của trẻ phát triển tốt hơn, thúc đẩy chiều cao tăng nhanh. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ vận động thường xuyên. Đối với trẻ sơ sinh, việc vận động đơn giản chỉ là lật người, quơ tay, chân. Khi trẻ biết đi, nên tạo điều kiện để trẻ đi lại nhiều hơn sẽ hỗ trợ quá trình tăng chiều cao đạt hiệu quả tối đa.
Massage cho bé
Những động tác massage nhẹ nhàng ở tay, chân của trẻ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu và thư giãn hơn. Đồng thời, nó còn thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, tạo điều kiện để quá trình tăng trưởng chiều cao diễn ra hiệu quả nhất.
Cải thiện sức đề kháng cho trẻ
Sức đề kháng tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng trưởng chiều cao. Trẻ có sức đề kháng tốt, ít đau ốm vặt sẽ tăng trưởng nhiều cao tốt và nhanh hơn so với những trẻ khác. Để tăng cường sức đề kháng cho con, bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm, selen… Bên cạnh đó, cần khuyến khích trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Nếu trẻ bị ốm, nên động viên trẻ ăn uống hợp lý, không nên kiêng khem quá nhiều có thể làm bệnh càng thêm nặng.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh
Để nhận biết con mình đã cao lớn đạt chuẩn hay chưa, bố mẹ có thể theo dõi và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0 – 5 tuổi theo công bố của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) sau đây:
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ, nếu con đã đạt chuẩn chiều cao cân nặng, bố mẹ nên tiếp tục duy trì cách chăm sóc hiện tại để giúp phát triển tốt hơn. Nếu con chưa đạt chiều cao cân nặng chuẩn với độ tuổi, cần thay đổi phương pháp chăm sóc hiện tại, cân nhắc các cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh mà bài viết chia sẻ để giúp con đạt chuẩn cân nặng, chiều cao và sở hữu chiều cao vượt trội khi trưởng thành.
Sai lầm thường gặp khi chăm sóc sức khỏe và chiều cao cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, không ít các bậc phụ huynh vẫn mắc phải các sai lầm nguy hại, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và chiều cao:
Muốn con phải thật mũm mĩm
Thói quen của nhiều bà mẹ có con nhỏ là so sánh chiều cao, cân nặng của con mình và con người khác, còn có tâm lý trẻ con phải thật mũm mĩm mới tốt. Nếu nhận thấy con mình thấp bé hơn, nhẹ cân hơn, họ thường có xu hướng cho con ăn nhiều hơn, uống sữa nhiều hơn thay vì kiểm tra, đối chiếu các chỉ số của con với bảng chiều cao, cân nặng chuẩn. Điều này là vô cùng nguy hiểm.
Cân nặng vượt chuẩn so với độ tuổi, chiều cao có thể khiến con rơi vào trạng thái béo phì, thừa cân. Việc này vừa gây khó khăn cho trẻ trong quá trình vận động, vui chơi mà còn cản trở sự phát triển của xương và chiều cao. Do đó, theo dõi bảng chiều cao, cân nặng chuẩn so với độ tuổi và điều chỉnh chế độ chăm sóc con khoa học theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng là những việc bố mẹ cần làm nếu muốn con cao lớn, khỏe mạnh thay vì cố gắng nuôi con mũm mĩm hơn con người khác.
Bế trẻ quá nhiều
Bế ẵm con quá nhiều cũng là một sai lầm rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Với trẻ sơ sinh trong 1-2 tháng đầu tiên, hệ xương vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nếu bế ẵm trẻ không đúng cách có thể khiến cấu trúc xương bị sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này.
Với trẻ lớn hơn, việc bế ẵm có thể khiến trẻ trở nên nũng nịu, lười biếng, chậm phát triển các kỹ năng bò, chững, đứng, đi… Đối với tâm lý của trẻ, việc nhanh chóng đáp ứng mong muốn được bế ẵm của trẻ cũng làm cho các em bám người thân hơn, thường xuyên làm nũng, đòi hỏi, khóc lóc để được bồng bế đi dạo chơi thay vì chủ động khám phá thế giới.
Cho con uống nước sau khi bú
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức gần giống sữa mẹ là thức ăn duy nhất mà trẻ có thể tiêu hóa được. Bất cứ thực phẩm nào, bao gồm cả nước đều không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh sau khi cho con bú thường sử dụng nước uống để tráng miệng vì lo sợ sữa mẹ có vị ngọt làm bé khó chịu. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Thậm chí, việc cho con uống nước lọc tráng miệng còn có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn trong nước, gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Ru con ngủ võng
Việc thường xuyên cho trẻ sơ sinh nằm võng vừa gây hại cho não bộ vừa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất. Đầu tiên phải kể đến chuyển động đu đưa, rung lắc khi ru con trên võng sẽ khiến não bộ vốn còn chưa phát triển hoàn thiện của con bị tổn thương, thậm chí còn có thể gây tê liệt hệ thần kinh. Võng không đảm bảo an toàn có thể bị đứt bất ngờ khiến trẻ bị thương vô cùng nguy hiểm.
Cấu tạo của võng không bằng phẳng, dù nằm theo hướng nào thì phần cột sống của trẻ cũng có thể bị cong, khiến trẻ bị biến dạng cột sống, bị gù, khung xương mất thẩm mỹ và tác động xấu đến sự phát triển chiều cao.
Cuộn chặt con khi ngủ
Với mong muốn con không bị giật mình khi có tiếng động xảy ra, hình thành thói quen ngủ đúng giờ, nhiều bà mẹ thường cuộn chăn, tã, kén cho con. Điều này có thể cản trở nghiêm trọng sự phát triển chiều cao của trẻ. Xương chủ yếu dài ra vào ban đêm, khi trẻ đang ngủ. Lúc này, cơ thể trẻ phải ở trạng thái duỗi thẳng thoải mái, tay chân không bị co gập thì xương mới phát triển thuận lợi, chiều cao tăng trưởng tốt. Nếu trẻ bị quấn chặt, tay chân co gập, cơ thể chuyển động khó khăn, xương cũng sẽ không thể phát triển hết tiềm năng, tác động xấu đến chiều cao.
Cho con bú đêm
Lo sợ con có thể bị đói vào ban đêm, nhiều mẹ thường đánh thức con thức giấc nhiều lần vào ban đêm để bú đêm. Việc này vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, vừa có gây hại cho sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của con.
Nhu cầu sữa của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ sẽ tự thức giấc 2-3 lần để bú sữa mỗi đêm, nhưng có trẻ hầu như ngủ một mạch từ đêm đến sáng mà không cần bú sữa. Bố mẹ nên căn cứ vào nhu cầu thực tế của con, thậm chí có sự điều chỉnh phù hợp để giảm cữ bú đêm của trẻ, nhất là khi con đã có thể ăn dặm. Việc con thức giấc nhiều lần ban đêm để bú sữa mẹ khiến giấc ngủ của con chập chờn, không sâu giấc, lượng nội tiết tố tăng trưởng tiết ra cũng bị suy giảm đáng kể, không tốt cho sự phát triển chiều cao.
Đánh thức con dậy đi vệ sinh vào ban đêm
Không muốn con đái dầm vào ban đêm, không ít bậc phụ huynh thường canh giờ thức dậy để đánh thức con dậy đi vệ sinh mỗi đêm. Đây cũng là một thói quen xấu cần phải thay đổi nếu không muốn con bị thấp lùn khi trưởng thành. Tương tự như bú đêm, việc trẻ ngủ đứt quãng, thức dậy nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sản sinh nội tiết tố tăng trưởng, chiều cao theo đó cũng không thể phát triển hết tiềm năng.
Chú ý chăm sóc chiều cao đúng cách càng sớm, chiều cao của con càng phát triển thuận lợi, nâng cao cơ hội sở hữu vóc dáng nổi bật khi trưởng thành. Ba năm đầu đời là thời kỳ vàng thứ 2 mà chiều cao của con tăng trưởng nhanh chóng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe con khoa học đến khi con hết tuổi dậy thì, tạo điều kiện tốt để con cao lớn hết tiềm năng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của lamsaodecao đã phần nào giúp các bậc cha mẹ biết được nên làm thế nào để tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh, từ đó giúp cải thiện chiều cao cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả.