Sau chín tháng mười ngày âm thầm “luyện công” trong bụng mẹ, thời khắc bé cất tiếng khóc chào đời đánh dấu một chương mới trong quá trình phát triển chiều cao với nhiều bất ngờ. Nếu mẹ đang tò mò muốn biết cách thức phát triển chiều cao của trẻ cụ thể qua từng giai đoạn thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Làm sao để cao nhé!
Sự phát triển của hệ xương
Xương của trẻ bắt đầu hình thành ngay sau khi thụ thai và không ngừng phát triển cho đến tuổi trưởng thành. Chúng ta hãy cùng xem quá trình hình thành hệ xương của trẻ từ những mô sụn mềm đầu tiên đến khi trưởng thành.
Giai đoạn phôi thai
Tháng 1: Phôi thai được phân chia thành 3 lớp gồm ngoại bì, trung bì và nội bì. Trong đó, lớp trung bì là lớp nằm giữa sẽ phát triển thành khung xương, các cơ, thận, cùng với cơ quan sinh dục của bé.
Tháng 2: Đây là mốc thời gian rất quan trọng đối với sự hình thành khung xương của phôi thai. Cột sống và các ống thần kinh xuất hiện.
Tháng 3: Khung xương phát triển rất nhanh, chiều dài trung bình của thai lúc này khoảng 2,3cm và cân nặng khoảng 2g.
Tháng 4: Khoảng thời gian này, chiều dài của thai đạt khoảng 13cm và cân nặng khoảng 140g. Để khung xương chắc khỏe bé sẽ cần thêm rất nhiều canxi cung cấp từ cơ thể mẹ.
Tháng 5 – 6: Sau khi có được bước phát triển khá quan trọng, đánh dấu sự xuất hiện của các khớp thì đến tháng 5, tháng 6, thai nhi cử động khớp đầu tiên.
Tháng 7 – 8: Sau các tháng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của khung xương, đến giai đoạn này thai nhi sẽ bắt đầu chuyển từ sụn mềm thành xương và phát triển các cơ bắp quanh xương để dần tạo nên lớp chất béo bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Tháng 9: Về cơ bản xương của bé đã thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận.
Giai đoạn sơ sinh
Cơ thể chúng ta có 4 loại xương chính bao gồm xương dài, xương ngắn, xương dẹt, xương hình bất định, mỗi loại xương có một hình thể khác nhau, tùy theo chức năng của nó ở từng đoạn cơ thể.
Sự phát triển xương của trẻ trong giai đoạn sơ sinh được hiểu như sau: Trẻ em khi mới sinh ra có xương đã được cốt hóa (các xương dẹt như xương sọ, các xương ở mặt), có những xương chưa được cốt hóa hoàn toàn (các xương dài), trong khi có những xương tồn tại dưới dạng sụn suốt đời (các sụn sườn). Chính nhờ quá trình cốt hóa sụn đầu các xương dài nên xương sẽ dài ra, đồng nghĩa với việc chiều cao trẻ sẽ tăng lên
Khi trẻ sơ sinh cao hơn và khỏe hơn thì toàn bộ hệ xương trên cơ thể bé cũng tăng trưởng theo. Các khớp xương bắt đầu hợp nhất lại với nhau và sự phát triển xương của trẻ sẽ kéo dài liên tục cho đến khi các mảng tăng trưởng hợp nhất lại trong giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, việc cung cấp hàm lượng dưỡng chất đầy đủ cho trẻ là điều cần thiết để giúp xương tăng trưởng tốt, giúp trẻ tăng chiều cao tối đa.
Giai đoạn trẻ nhỏ
Trong giai đoạn này, chìa khóa để trẻ đạt chuẩn chiều cao chính là trẻ cần một hệ xương khớp chắc khỏe, đặc biệt là vai trò cực kỳ quan trọng của các tế bào sụn tăng trưởng nằm ở hai đầu xương dài.
Trẻ cao lên khi xương dài ra, nhờ các tế bào này tăng sinh và di chuyển tới đoạn giữa xương. Hay nói cách khác, chiều cao mà trẻ đạt được khi trưởng thành chính là kết quả của quá trình phát triển các sụn tăng trưởng.
Tuy nhiên sụn tăng trưởng chỉ phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu đời, sau đó giảm dần vào cuối giai đoạn dậy thì và ngừng hẳn khi tất cả các sụn được cốt hóa và thay thế bằng xương. Mặc dù gen di truyền quyết định quá trình tạo xương này nhưng các yếu tố về dinh dưỡng, vận động, môi trường lại giúp trẻ đạt được hết tiềm năng chiều cao.
Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý để xác định sớm và can thiệp kịp thời để không bỏ lỡ các giai đoạn vàng giúp xương phát triển để trẻ đạt được chiều cao tối ưu.
Cách phát triển chiều cao tốt nhất cho trẻ
Dinh dưỡng hợp lý
Để trẻ phát triển chiều cao tối đa, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cơ thể tăng trưởng liên tục. Thực đơn tăng chiều cao mỗi ngày đủ 3 bữa chính là sáng – trưa – tối cùng với 3 bữa phụ để trẻ tăng chiều cao đúng tiêu chuẩn.
Trong 6 bữa ăn mỗi ngày cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất và luôn luôn được thay đổi đa dạng.
Để cải thiện chiều cao tốt nhất cho trẻ các bậc phụ huynh cần phải ghi nhớ công thức tăng trưởng chiều cao sẽ gồm các dưỡng chất quan trọng để tăng chiều cao, và chế độ sinh hoạt cùng một vận động thể thao hợp lý.
Protein
Đây là một trong những chất dinh dưỡng rất cần để cơ thể bé tăng trưởng và phát triển. Nếu không đủ protein, trẻ sẽ dừng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là suy dinh dưỡng, thấp còi. Mẹ cần bổ sung thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành vào thực đơn tăng chiều cao cho bé.
Canxi
Đây là một khoáng chất quan trọng cấu thành hệ cơ xương của trẻ, giúp xương bé vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Các loại thức ăn nhiều canxi như sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau củ quả…
Vitamin A
Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng khung xương của trẻ, nếu cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất này trẻ sẽ bị quáng gà, chậm lớn và không cao. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm gan các động vật, sữa, lòng đỏ trứng, các loại rau lá xanh đậm hoặc củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ…
Vitamin D
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của vitamin D là giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi, giúp tăng cường tổng hợp loại protein chuyên chở canxi trong máu. Vitamin D sẽ được cơ thể hấp thu từ thức ăn giàu vitamin D như sữa, dầu gan cá, tôm, sữa, bơ, phô mai, trứng,…
Rèn luyện thể chất
Yếu tố vận động chiếm 20% trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Khi luyện tập với các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ giúp tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, quá trình trao đổi chất được tăng cường và hormone tăng trưởng của tiết ra nhiều hơn. Thời gian luyện tập với cường độ cao kéo dài từ 1,5 – 2 giờ/ngày có thể làm tăng hormone tăng trưởng tiết ra lên đến 3 lần.
Ngược lại, nếu chỉ tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, hay cường độ luyện tập quá lâu, quá nặng nhọc thì sẽ không thúc đẩy chiều cao phát triển.
Các bài tập giúp cải thiện chiều cao hiệu quả mà trẻ nên áp dụng mỗi ngày đó là:
Bơi lội: Khi thực hiện các động tác bơi lội sẽ giúp các khớp trở nên linh động hơn, thúc đẩy sự phát triển của các cơ bắp tay, chân, bụng, lưng…nhờ đó chiều cao được cải thiện hiệu quả.
Đạp xe: Khi thực hiện bài tập đạp xe mỗi ngày sẽ giúp chiều cao tăng lên đáng kể, bên cạnh đó đạp xe còn giúp tăng cường sức khỏe, săn chắc cơ bắp, tốt cho hệ miễn dịch…
Treo người lên xà: Bài tập này không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn giúp tăng cường các cơ xương sống và bụng, kéo giãn cơ thể.
Bài tập nhảy dây: Khi bạn bật nhảy sẽ giúp kéo căng, cơ giúp phát triển chiều cao hiệu quả, đặc biệt nhảy dây còn là giải pháp kéo dài đôi chân một cách tốt nhất.
Chất lượng giấc ngủ
Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vận động hợp lý, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Khi trẻ ngủ say hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều nhất, vì vậy các bậc phụ huynh nên quan tâm đến vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
Để có kế hoạch cải thiện chiều cao hoàn hảo dành cho trẻ, các phụ huynh cần nắm rõ cơ chế tăng chiều cao, từ đó định hình phương pháp tăng chiều cao cụ thể, tác động đẩy đủ 3 yếu tố như dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ.
Hơn nữa, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm tăng chiều cao từ Mỹ để con có đầy đủ dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình phát triển chiều cao. Việc tăng chiều cao cho trẻ ngay từ bé sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và khi trẻ trưởng thành sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn, không còn tự ti với vóc dáng nhỏ bé của mình.