Chiều cao của con người có khoảng 18 – 20 năm để phát triển, do đó, bạn chỉ có thể áp dụng thành công các phương pháp cải thiện khi cơ thể còn trong giai đoạn này. Vậy, làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao? Hãy cùng điểm qua các giai đoạn tăng trưởng và tìm cách nhận biết thời điểm ngừng cao qua bài viết sau đây của Lamsaodecao nhé.
Các giai đoạn phát triển chiều cao
Có 3 giai đoạn “vàng” để tăng trưởng chiều cao: Bào thai – 3 năm đầu – Dậy thì. Cơ thể bạn liên tục phát triển trong bụng mẹ, tốc độ tăng và kết quả sau khi chào đời phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Từ khi chào đời, trẻ sẽ trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
3 năm đầu tiên
Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ nhất của cuộc đời. Thông thường, chiều dài cơ thể trẻ sẽ tăng gấp rưỡi sau 1 tuổi với mức tăng thêm khoảng 25cm. Từ khi tròn 1 tuổi đến cuối năm thứ 2, trẻ có thể tăng thêm 11 – 13cm. Tốc độ này chậm lại khi trẻ bước qua năm thứ 3 với khoảng 6,2cm mỗi năm.
Sau giai đoạn bào thai, 3 năm đầu tiên là thời gian “vàng” để cha mẹ tập trung chăm sóc sức khỏe cho con phát triển chiều cao tối ưu. Trong thời gian này, cha mẹ cần theo dõi tiến trình tăng trưởng của con để hạn chế các tác nhân cản trở. Đồng thời, cần đầu tư vào chế độ dinh dưỡng trong 3 năm này để đảm bảo xương phát triển khỏe mạnh, là tiền đề vững chắc cho quá trình phát triển chiều cao tối ưu ở tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì
Sau những năm tháng ổn định, chiều cao sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng vào giai đoạn dậy thì. Đây cũng là thời điểm “vàng” cuối cùng để phát triển chiều cao. Có khoảng 1 – 2 năm dậy thì, bạn có thể cao đến 8 – 12cm/năm. Đặc trưng của quá trình tăng trưởng ở tuổi dậy thì là những thay đổi vượt bậc về cơ bắp và khung xương.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc các rào cản xuất hiện buộc bạn phải vượt qua nếu muốn phát triển toàn diện. Chế độ chăm sóc sức khỏe đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vận động thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý sẽ là điều kiện để bạn tăng trưởng thuận lợi.
Xem thêm: Nubest Tall
Một số cách nhận biết mình còn phát triển chiều cao
Để nhận biết chiều cao còn phát triển hay không thì bạn có thể dựa trên một số phương pháp sau đây:
Dựa vào độ tuổi
Chiều cao sẽ liên tục phát triển từ khi sinh ra đến khi bạn kết thúc dậy thì. Thông thường, độ tuổi dậy thì của nữ bắt đầu vào khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc khi 15 – 16 tuổi. Trong khi đó, nam giới dậy thì muộn hơn, bắt đầu khoảng 11 – 12 tuổi và kết thúc khoảng 17 – 18 tuổi. Sau khi kết thúc dậy thì, bạn có khoảng 2 – 3 năm để tiếp tục cao lên tuy nhiên tốc độ lúc này rất chậm.
Từ 20 tuổi trở đi, chiều cao gần như ngừng tăng hẳn, một số trường hợp có thể tăng thêm đến 22 tuổi dù mức cải thiện rất ít, thường xảy ra ở những bạn dậy thì muộn. Dựa vào độ tuổi đã được nghiên cứu về khả năng tăng trưởng, bạn có thể xác định tình hình thể chất để quyết định có nên áp dụng các phương pháp cải thiện chiều cao hay không.
Dựa vào xác nhận y tế
Một cách khác giúp bạn xác nhận khả năng phát triển chiều cao chính là chụp X-Quang đây là cách kiểm tra sụn còn phát triển không. Đây là hình thức chụp tuổi xương và kiểm tra tình hình hoạt động của xương. Dựa vào phim chụp X-Quang, nếu phần sụn tăng trưởng còn mở/hoạt động, bạn vẫn có thể tăng chiều cao. Ngược lại nếu phần sụn này đã đóng/ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc cốt hóa xương, kết thúc quá trình phát triển chiều cao.
Chụp X-Quang có thể thực hiện ở các vị trí như bàn tay, cổ tay, cẳng chân đây cũng là cách kiểm tra sụn tăng trưởng… Tùy vào vị trí chụp, bác sĩ chuyên khoa sẽ thông báo tuổi xương và khả năng kéo dài xương một cách tự nhiên bằng các phương pháp chăm sóc sức khỏe.
Làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao và cách cải thiện
Nếu bạn vẫn còn trong giai đoạn phát triển chiều cao, hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp cải thiện dưới đây để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng:
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể được bổ sung các nhóm chất quan trọng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng xương. Để đáp ứng điều kiện dinh dưỡng giúp cao lớn vượt trội, bạn cần sắp xếp thực đơn với các dưỡng chất như canxi, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, khoáng chất (phốt pho, magie, kali, sắt, kẽm…).
Một số thực phẩm tốt cho xương như: Cá, hải sản, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, trứng, thịt gà, sữa chua, bơ, phô mai… Bạn lưu ý áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính và thêm 2 bữa phụ mỗi ngày để các dưỡng chất được bổ sung liên tục.
Chăm chỉ tập luyện
Tập thể dục, thể thao hằng ngày không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn kích thích xương phát triển. Thông qua các bài tập vận động, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn. Đồng thời, các xương liên tục được kéo giãn, săn chắc cơ bắp, duy trì sức khỏe xương khớp. Tùy vào thể trạng và thói quen của mỗi người, bạn có thể chọn hình thức tập phù hợp như đu xà đơn, tập yoga, chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền…
Lưu ý khi tập luyện để nâng cao hiệu suất:
- Duy trì đều đặn 30 – 45 phút vận động mỗi ngày.
- Khởi động trước khi tập và giãn cơ sau khi tập.
- Uống đủ nước trong và sau khi tập.
- Không tập khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc đang có chấn thương.
- Ăn nhẹ trước khi tập 30 – 45 phút để có năng lượng hoạt động hiệu quả.
Ngủ đủ giấc
Phần lớn xương phát triển khi bạn nằm xuống và không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt là giấc ngủ dài buổi tối. Khi bạn đạt trạng thái sâu giấc, tuyến yên cũng tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Do đó, để tăng chiều cao thuận lợi, bạn cần chăm sóc chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày, ngủ trước 22h và hạn chế các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng các chất độc hại
Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, thuốc lá, rượu, bia… chứa các chất độc hại gây ức chế tế bào xương. Đặc biệt, một số loại chất kích thích phát triển tế bào hủy xương, kìm hãm khả năng tăng trưởng chiều cao. Chế độ ăn quá ngọt hoặc quá mặn cũng là tác nhân khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến xương và có khả năng gây ra một số bệnh lý nguy hiểm.
Dành thời gian tắm nắng mỗi ngày
Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương nên cần được bổ sung đầy đủ nếu muốn phát triển chiều cao. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi sẽ không đạt hiệu quả nếu cơ thể thiếu vitamin D bởi loại vitamin này có khả năng làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Ngoài cách bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm trong ăn uống, bạn có thể áp dụng phương pháp tiếp xúc ánh nắng.
Thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím từ mặt trời, da sẽ tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể, đặc biệt là vitamin D3. 10 – 15 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp bạn đáp ứng một phần lớn lượng vitamin D được khuyến nghị trong ngày. Thời gian tổng hợp vitamin D hiệu quả nhất là từ 10h – 16h.
Sử dụng thuốc tăng chiều cao
Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc tăng chiều cao đang trở thành xu hướng chăm sóc dinh dưỡng ở nhiều gia đình. Với các sản phẩm này, bạn được bổ sung một lượng dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình phát triển chiều cao, bù đắp hàm lượng còn thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Một số tiêu chí lựa chọn thuốc giúp bạn tìm được sản phẩm chất lượng:
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Thành phần tối ưu ở dạng dễ hấp thụ, có sự kết hợp khoa học và đảm bảo đúng công dụng tăng chiều cao.
- Sản phẩm đã qua kiểm định an toàn, chất lượng từ các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới.
- Nếu là sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài thì nên chọn loại được phân phối chính hãng ở Việt Nam và phải được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước.
- Sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng.
Danh sách thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay
Link đặt mua sữa bột tăng chiều cao NuBest Tall
Xác nhận khả năng phát triển chiều cao hiện tại giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để cao hết tiềm năng. Bắt đầu bằng việc theo dõi tiến trình tăng trưởng của bản thân và áp dụng các phương pháp cải thiện ngay từ sớm, bạn sẽ có cơ hội sở hữu chiều cao như mong muốn trong tương lai
Hy vọng những thông tin trên đây mà Lamsaodecao chia sẻ đã phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ hơn cách làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao cũng như bí quyết để giúp cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả.