Vì sao sau dậy thì chiều cao tăng trưởng chậm?

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao sau dậy thì chiều cao tăng trưởng chậm không? Nhiều người cho rằng 18 tuổi trở lên chiều cao sẽ không thể phát triển được nữa, liệu quan niệm này có đúng? Nếu bạn muốn tìm lời giải đáp thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị và bổ ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Lamsaodecao nhé.

Tốc độ tăng chiều cao tối đa sau tuổi dậy thì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người trên 20 tuổi vẫn có thể tăng trưởng chiều cao nếu cơ thể còn sản sinh hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có mức độ ổn định hormone khác nhau nên tốc độ tăng chiều cao tối đa ở giai đoạn này không giống nhau.

Mặt khác, xương dài ra nhờ sụn tăng trưởng. Phần sụn này nằm ở đầu xương, khi qua tuổi dậy thì sụn sẽ hòa cùng thân xương. Thường thì đến tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng sẽ đóng hoặc cứng lại khiến xương không thể dài ra. Một người quá tuổi dậy thì có thể cao lên nếu sụn tăng trưởng còn mở hoặc còn hoạt động.

vi-sao-chieu-cao-tang-truong-cham-1
Vì sao chiều cao tăng trưởng chậm sau tuổi dậy thì? (Ảnh: Internet)

Hầu hết mọi người đều khó có thể cao lên sau tuổi dậy thì do xương đã bắt đầu cốt hóa. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm dậy thì sớm hay muộn, vẫn có trường hợp cao thêm dù mức thay đổi không nhiều nếu biết điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý.

Nguyên nhân sau tuổi dậy thì chiều cao tăng trưởng chậm

Bước sang tuổi 18, các sụn tiếp hợp dần khép lại khiến quá trình phát triển xương bị hạn chế nên sau tuổi dậy thì, chiều cao sẽ tăng trưởng chậm. Nội tiết tố trong cơ thể tạo nên sự thay đổi này, có người sẽ ngừng hẳn quá trình tăng trưởng chiều cao ở tuổi 20 nhưng cũng có người tiếp tục cao đến 25 tuổi nhưng tốc độ chậm hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.

Theo các chuyên gia y tế, ở một số nước đang phát triển, điều kiện sống không đầy đủ khiến việc tăng trưởng về mặt thể chất diễn ra chậm. Chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động, nghỉ ngơi… của mỗi người cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển về mặt thể chất. Ngoài ra, những người dậy thì sớm thường cao lên rất nhanh ở thời điểm đó và chững lại sau đó.

Làm thế nào để tăng chiều cao sau tuổi dậy thì?

Nếu muốn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì, bạn cần đặc biệt quan tâm và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chiều cao. Đặc biệt, việc tập trung giải quyết những nguyên nhân khiến chiều cao khó tăng trưởng sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề. Cụ thể như sau:

Cải thiện thực đơn ăn uống

Dinh dưỡng quyết định 32% chiều cao của mỗi người, do vậy bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Hãy nhanh chóng thiết lập một thực đơn khoa học, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như: Magie, Canxi, Phốt Pho, Kẽm…. cùng các loại vitamin và khoáng chất khác giúp xương tăng trưởng thêm sau tuổi dậy thì. Bạn cũng nên ưu tiên thức ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tươi sống và ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ ăn sẵn.

vi-sao-chieu-cao-tang-truong-cham-2
Ăn uống đủ chất sẽ giúp bạn có được chiều cao tối đa (Ảnh: Internet)

Vậy nên ăn gì để có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng, hiệu quả nhất? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cực tốt cho sự phát triển chiều cao mà bạn không nên bỏ lỡ:

Đậu nành: Đậu nành chứa hàm lượng Protein khá cao trong số các loại hạt, có công dụng cải thiện mô và hệ xương hiệu quả. Bạn nên bổ sung loại đậu này vào thực đơn của mình nếu muốn cải thiện chiều cao.

Những sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như pho-mát, váng sữa… có tác động tích cực đến chiều cao, cung cấp nhiều loại Vitamin, Canxi và Protein. Đặc biệt, Canxi và Vitamin D là hai chất không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các loại sữa hạt để đạt hiệu quả, an toàn bởi các loại sữa hộp, sữa bột, sữa tươi… qua quá trình xử lý thường không giữ được lượng Canxi như mong muốn.

Hải sản: Cua, sò, tôm, cá, ốc… đều là nguồn cung cấp Canxi cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra người thường ăn hải sản thì xương cũng sẽ chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ bị loãng xương sớm. Tuy nhiên, lượng đạm có trong hải sản cũng khá nhiều nên bạn cần có chế độ ăn hợp lý, tránh nạp quá nhiều và liên tục vào cơ thể.

Rau bina: Ở Nam Á, rau bina được sử dụng phổ biến và được nhiều người yêu thích vì giàu Canxi, Vitamin, Sắt, chất xơ… đóng góp tối đa cho quá trình phát triển chiều cao.

an-trung-giup-tang-chieu-cao
Thường xuyên ăn trứng có lợi cho chiều cao

Trứng: Lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất và trí não, giúp tổng hợp vitamin trong tế bào và thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh.

Thịt gà: Danh sách các loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao không thể thiếu thịt gà. Hàm lượng Protein khá lớn, góp phần thúc đẩy chiều cao tăng trưởng hiệu quả. Bạn có thể ăn khoảng 100g thịt gà mỗi ngày để có được tầm vóc cao lớn khi trưởng thành.

Yến mạch: Bột yến mạch và yến mạch có rất ít chất béo nhưng giàu protein, vì vậy mà chúng được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và sự phát triển của chiều cao nói riêng. Bạn có thể dùng yến mạch để ăn sáng hoặc ăn xế, vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe.

Các loại hoa quả: Lượng khoáng chất và Vitamin dồi dào có trong hoa quả rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Các loại trái cây giàu Vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi… còn giúp cơ thể hấp thụ Canxi tối ưu, từ đó xương sẽ chắc khỏe hơn và chiều cao cũng được cải thiện đáng kể. Đồng thời, các loại quả này cũng cung cấp một lượng dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều Lysine: Bên cạnh Vitamin D và Canxi thì Lysine cũng có vai trò quan trọng không kém trong quá trình phát triển của xương. Những loại thực phẩm chứa nhiều Lysine nhất là cá, thịt cừu, thịt heo, gia cầm, sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, phô mai…

vi-sao-chieu-cao-tang-truong-cham-3
Thịt bò chứa nhiều Lysine (Ảnh: Internet)

Thường xuyên vận động mỗi ngày

Khớp xương được hoạt động thường xuyên ở cường độ thích hợp kích thích chiều cao phát triển hiệu quả. Một số môn thể thao có lợi cho quá trình tăng trưởng chiều cao sau tuổi dậy thì như: Bóng chuyền, bơi lội, chạy bộ, cầu lông, hít xà đơn… Thời điểm tốt nhất để chơi thể thao và rèn luyện cơ thể là lúc sáng sớm hoặc chiều muộn vì lúc này bạn vừa vận động vừa tắm nắng. Ánh nắng mặt trời lúc này giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D3, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh hơn.

Đi ngủ trước 10 giờ đêm

Ở trạng thái ngủ sâu giấc, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất, vì vậy thời điểm này được xem là “giai đoạn vàng” để phát triển chiều cao. Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra 90% sự phát triển của xương diễn ra trong lúc cơ thể nghỉ ngơi, đặc biệt là lúc ngủ.

Bạn nên đi ngủ trước 10 giờ đêm và ngủ đủ từ 08 – 10 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng cần rèn luyện thói quen ngủ sớm, không thức khuya. Khi ngủ bạn nên nằm ngửa và duỗi thẳng chân để xương khớp được thả lỏng và dài hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý

Đây là một trong những bí quyết tăng chiều cao sau dậy thì cực kỳ quan trọng. Nếu duy trì cân nặng cơ thể hợp lý, bạn sẽ không bị thừa cân hoặc béo phì, các khớp cũng không phải chịu quá nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và tốc độ tăng trưởng chiều cao không bị ảnh hưởng. Do đó, bạn phải thật sự cẩn trọng trong việc ăn uống, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D, Canxi…

Tránh ăn nhiều đồ ngọt

Các chuyên gia khuyến cáo đồ ngọt chính là “kẻ thù” của chiều cao. Đồ ngọt không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ diễn ra nhanh hơn, gây bệnh béo phì mà còn làm giảm khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể.

Hạn chế ăn quá mặn

Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món ăn nhưng nếu ăn quá mặn sẽ làm tăng sự bài tiết khoáng chất qua đường tiết niệu, nhất là Canxi. Vì vậy, ăn quá mặn cũng là nguyên nhân khiến chiều cao tăng trưởng chậm, bạn nên chú ý hạn chế điều này.

vi-sao-chieu-cao-tang-truong-cham-4
Chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chiều cao (Ảnh: Internet)

Tránh xa chất kích thích

Nếu muốn phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì, bạn tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Khi hút thuốc, lưu lượng máu và dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển. Bên cạnh đó, chất cồn (ethanol) có trong rượu, bia gây ra tình trạng mất nước, caffeine của cà phê cũng ngăn cản sự hấp thụ Canxi của cơ thể nên bạn cần tránh xa những chất kích thích này.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi vì sao sau dậy thì chiều cao tăng trưởng chậm. Nếu muốn có được chiều cao lý tưởng bạn hãy cố gắng luyện tập thể thao, ăn uống đủ chất và sống khoa học nhé!

sua-nubest-tall-6-trong-1