Top 7 yếu tố khiến trẻ thấp lùn mà mẹ cần biết

Con cao lớn luôn là niềm tự hào của bố mẹ nhưng trên thực tế, không phải đứa trẻ nào bước vào giai đoạn trưởng thành cũng có thể đạt được mức chiều cao lý tưởng.

Trong xã hội hiện đại, vẻ ngoài thấp lùn được xem như rào cản ngăn con biến ước mơ thành hiện thực và đánh mất thành công trong tương lai. Thế nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng! Bởi chỉ cần tìm ra yếu tố khiến trẻ thấp lùn, bố mẹ sẽ dễ dàng giúp con đạt được chiều cao như ý.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về các yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ và tìm cách cải thiện thông qua bài viết dưới đây của Làm sao để cao nhé!

7 yếu tố khiến con thấp lùn bố mẹ không ngờ tới

Chiều cao của con được quyết định bởi 4 yếu tố nhưng lại có không ít các yếu tố khiến con thấp lùn. Phần lớn, bố mẹ thường bỏ qua những yếu tố này vì chúng không đáng kể. Thế nhưng, đây cũng chính là lỗi sai lớn nhất của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi con cao lớn.

7-yeu-to-tac-dong-den-chieu-cao-4
Nuôi con mãi mà không lớn, phải chăng bố mẹ đã phạm phải 7 sai lầm này?

Tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, bố mẹ cho con cái tiếp xúc với tivi, máy tính bảng, điện thoại,.. Tác hại duy nhất mà bố mẹ lo khi con sử dụng thiết bị điện tử sớm là cận thị, rất ít người nghĩ đến sự phát triển chiều cao.

Sử dụng thiết bị điện tử có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ thức do ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị “đánh lừa” nhận thức của não. Khi con thức khuya và ngủ không đủ giấc, hàm lượng hormone tăng trưởng được sản sinh sẽ không đủ để cung cấp cho quá trình phát triển chiều cao toàn diện.

Bên cạnh đó, việc con nằm hoặc ngồi trên ghế quá lâu để sử dụng thiết bị điện tử, cùng với việc trẻ ngồi sai tư thế có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, kìm hãm sự phát triển chiều cao của con.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Uống nước ngọt và ăn thức ăn nhanh là 2 thói quen ăn uống mà phần lớn các bố mẹ hiện nay đang áp dụng cho con. Đây cũng chính là 2 tác nhân hủy hoại khả năng đạt chiều cao chuẩn của con nếu không được thay đổi kịp thời.

Theo nghiên cứu, bọt khí có trong nước ngọt có gas có thể đào thải Canxi thông qua đường nước tiểu. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt Canxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con. Tốt nhất, bố mẹ nên thay nước ngọt bằng nước lọc, nước ép hoa quả tự nhiên.

Tương tự như nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh cũng có tác động xấu đối với chiều cao. Cụ thể, trong các loại thức ăn nhanh có chứa chất béo không lành mạnh gây béo phì, tích tụ mỡ nếu sử dụng nhiều. Béo phì khiến quá trình phát triển chiều cao bị gián đoạn.

Sử dụng thức ăn nhanh dường như đã trở thành thói quen ăn uống của các trẻ em ở thành thị. Nếu không được thay đổi kịp thời, chiều cao của con có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không kiểm soát cân nặng

Với quan niệm “tuổi ăn tuổi lớn”, nhiều bố mẹ có thói quen cho con ăn càng nhiều càng tốt mà không quan tâm đến cân nặng của trẻ. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra những hệ quả làm ảnh hưởng đến chiều cao sau đây:

Rối loạn dậy thì

Dậy thì là giai đoạn chiều cao tăng vượt bậc  mà bố mẹ không thể nào bỏ qua nếu muốn chiều cao con đạt chuẩn. Thế nhưng, giai đoạn này có thể bị rút ngắn nếu con thừa cân, béo phì. Theo nghiên cứu, béo phì có thể gây dậy thì sớm ở nữ và dậy thì muộn ở nam.

Lười vận động

Những người béo phì thường có xu hướng lười vận động, 99% thời gian dùng để ngồi, nằm một chỗ. Nếu không vận động, xương của con sẽ nhanh chóng đóng khớp, chiều cao cũng từ đó mà không thể phát triển thêm được.

Mất nhiều thời gian hồi phục sau chấn thương

Quá cân khiến các dây thần kinh, khớp xương bị đè nén bởi trọng lượng cơ thể. Do đó, quá trình phục hồi sau chấn thương diễn ra chậm và mất nhiều thời gian. Điều này khiến quá trình phát triển chiều cao tổng thể bị gián đoạn.

Giấc ngủ bị gián đoạn

Giấc ngủ là 1 trong 4 yếu tố quyết định chiều cao chuẩn của con. Thế nhưng, béo phì có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Khi thiếu ngủ, hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng của tuyến yên bị gián đoạn, xương không có đủ “chất xúc tác” để phát triển chiều dài.

Ngoài ra, béo phì còn gây ra một số căn bệnh liên quan đến xương (bệnh gút), các bệnh về hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Ăn thức ăn quá mặn

Có thể bố mẹ không tin nhưng việc cho con ăn thức ăn quá mặn cũng là nguyên nhân khiến con trở nên thấp lùn. Cụ thể, natri có trong muối được cho là nhân tố đào thải Canxi ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Do đó, ăn mặn sẽ khiến cơ thể thiếu hụt Canxi, làm cản trở quá trình phát triển chiều cao.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối còn khiến cơ thể phù nề và cao huyết áp. Huyết áp cao không chỉ gây ra các bệnh về tim mạch mà còn ức chế hoạt động của thận, khiến thận bị tổn thương.

Vì vậy, để cơ thể con nhận đủ Canxi và các dưỡng chất cần thiết phục vụ quá trình phát triển tối đa, bố mẹ cần chú ý tránh cho con ăn quá mặn nhé.

an-nhieu-muoi-anh-huong-xau-den-tang-chieu-cao
Ăn mặn khiến Canxi trong cơ thể bị đào thải, xương không có đủ dưỡng chất để phát triển.

Bổ sung quá nhiều canxi

Bất kỳ chất dinh dưỡng hay thực phẩm nào, dù tốt đến đâu nhưng nếu dư thừa đều có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Canxi cũng không phải ngoại lệ.

Canxi là khoáng chất đóng vai trò “nòng cốt” đối với sự hình thành và phát triển của xương. Cơ thể sẽ chỉ hấp thụ một lượng Canxi vừa đủ để cung cấp cho hoạt động của hệ xương và các bộ phận khác. Do đó, bổ sung quá nhiều Canxi có thể khiến quá trình phát triển chiều cao dừng lại do cốt hóa xương sớm.

Bên cạnh đó, lượng Canxi dư thừa có thể bị đào thải thông qua đường nước tiểu. Khi này, thận có nguy cơ bị vôi hóa gây ra các bệnh như sỏi niệu quản, sỏi thận. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống trong tương lai của con.

Hơn nữa, việc dư thừa canxi còn dẫn đến nhiều hậu quả khác đối với sức khỏe của con như: Táo bón, biếng ăn, mệt mỏi, thậm chí con còn có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như rối loạn tiêu hóa, cường giáp, các bệnh về tim mạch…

Không thực hiện tư thế đúng

Tình trạng đứng, ngồi khom lưng là thói quen thường thấy của các con. Đây cũng chính là một nguyên nhân kìm hãm quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của con.

Đứng khom lưng hay ngồi khom lưng đều gây áp lực lên cột sống. Nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây ra các bệnh cong vẹo cột sống, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao cũng như hình dáng cơ thể. Lâu dần, thói quen này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe theo thời gian.

Nếu con đang có thói quen xấu này, bố mẹ cần điều chỉnh ngay để chiều cao của con vẫn có thể phát triển đúng chuẩn.

Ăn uống thất thường

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với khả năng đạt chiều cao chuẩn của con. Việc ăn uống thất thường như bỏ bữa, ăn không đúng giờ có thể khiến nguồn dinh dưỡng trong cơ thể bị thiếu hụt, xương không có đủ điều kiện để phát triển.

Khi này, bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến việc ăn uống của con trở nên khó khăn và đưa ra cách xử lý phù hợp. Con có thể lười ăn, kén ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, cũng có thể là do căng thẳng trong học tập nên chán nản, bỏ bữa.

Phía trên đây, Làm sao để cao đã hệ thống 7 yếu tố khiến trẻ thấp lùn, liệu con của mẹ có đang mắc phải 1 trong 7 yếu tố phía trên không? Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến con thấp lùn, mẹ hãy cùng Làm sao để cao đi tìm giải pháp nào!

Để con cao, mẹ nên nắm rõ 3 giai đoạn

Để đảm bảo chiến lược tăng chiều cao và cân nặng phù hợp cho trẻ, mẹ nên nắm vững các giai đoạn tăng trưởng chiều cao để có kế hoạch phù hợp. Có 3 giai đoạn chiều cao của trẻ phát triển vượt bậc mà mẹ cần có sự đầu tư hợp lý, bao gồm: Giai đoạn bào thai; 1000 ngày đầu đời và Dậy thì.

Giai đoạn bào thai

Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, hệ xương của trẻ sẽ dài ra nhanh chóng. Khi này, mẹ nhớ lựa chọn những loại thực phẩm bổ dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển xương cũng như sức khỏe tổng thể của con nhé!

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời

Tốc độ phát triển chiều cao của trẻ trong 1000 ngày đầu đời diễn ra rất nhanh. Năm đầu tiên, trẻ có thể tăng lên 25cm và 2 năm tiếp theo, mỗi năm có thể có thêm 10 cm. Đây cũng là giai đoạn quyết định 60% chiều cao mà trẻ đạt được trong tương lai.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là giai đoạn vàng phát triển chiều cao. Nếu bố mẹ không nắm bắt được giai đoạn này, con có thể trở thành “người lùn của thế kỷ”.

Đặc trưng của giai đoạn dậy thì là sự tăng lên vượt bậc về cơ bắp và chiều cao. Trong 2 – 3 năm đầu, trẻ có thể đạt đỉnh về tốc độ tăng trưởng chiều cao (mỗi năm cao thêm 10 – 15cm) và thấp dần trong những năm tiếp theo.

Chiều cao đạt được trong giai đoạn dậy thì quyết định 23% chiều cao khi con trưởng thành. Kết thúc dậy thì cũng là lúc quá trình đóng khớp diễn ra. Do đó, nếu không nắm bắt được giai đoạn này, con sẽ mãi không bao giờ cao lên được nữa.

Cách giúp con thoát khỏi thấp lùn, mẹ có thể áp dụng ngay

Có nhiều ý kiến cho rằng, chiều cao của con phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Thế nhưng, khoa học đã chứng minh sự thật không phải vậy. Thế nên, bố mẹ không nên “vịn” vào lý thuyết này để đánh mất khả năng cao vượt trội của con.

Trên thực tế, di truyền chỉ là 1 trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. 3 yếu tố còn lại bao gồm: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ. Do đó, để con có thể phát triển chiều cao tối ưu, cha mẹ có thể dựa vào các yếu tố này để đưa ra kế hoạch phù hợp.

dinh-duong-anh-huong-den-chieu-cao
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển chiều cao của con.

Dinh dưỡng và đầu tư dinh dưỡng

Dinh dưỡng chiếm 32%, là yếu tố then chốt đối với sự phát triển chiều cao của con. Để cơ thể con có đủ dưỡng chất phát triển chiều cao, bố mẹ nên ghi nhớ 4 gạch đầu dòng dưới đây.

Không bỏ qua 4 dưỡng chất thiết yếu

Nhiều bố mẹ suy nghĩ rất đơn giản, chỉ cần cho con ăn no, ăn ngon thì chiều cao của con phát triển rồi. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy! Nếu muốn chiều cao của con tăng lên, bố mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học hơn.

Trước đó, hãy ngừng cho con sử dụng các loại thức ăn nhanh và nước ngọt có gas. Thay vào đó, bố mẹ nên đảm bảo bữa ăn có đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà cân đối dưỡng chất sao cho phù hợp.

Tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn

Ngoài việc bổ sung cho con đủ 4 chất dinh dưỡng thiết yếu trên, bố mẹ đừng quên tăng cường một số chất dinh dưỡng khác cho con trong bữa ăn, chẳng hạn như chất xơ và các thực phẩm giàu Canxi.

Bố mẹ có thể dễ dàng bổ sung chất xơ cho con thông qua các loại trái cây, rau, củ quả và Canxi trong các loại tôm, cua, cá, mực,… Những dưỡng chất này không chỉ chứa các chất dinh dưỡng nói trên mà còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C,… và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.

Ăn đúng giờ và không bỏ bữa

Để con có đủ nguồn năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày, bố mẹ nên chia bữa ăn của con thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong đó, đan xen các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với nhau.

Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không cho con bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Bỏ bữa sáng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe tổng thể của con.

Uống đủ nước mỗi ngày

Cấu tạo của cơ thể có 70% là nước. Chính vì vậy, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày được xem là nguyên tắc vàng đối với sự phát triển của cơ thể. Có 4 loại nước mà bố mẹ có thể cho con sử dụng, bao gồm nước khoáng, nước kiềm, nước tinh khiết và nước ép rau củ.

Đối với nước ép rau củ, bố mẹ nên dùng trái cây tự nhiên, không nên dùng nước ép đóng chai. Bởi trong các loại sản phẩm này có thể sử dụng đường trắng cũng như chất bảo quản làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của con.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Để xương phát triển về chiều dài, đòi hỏi cơ thể phải có đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là Canxi. Thế nhưng, với nhiều lý do khác nhau, cơ thể thường không thể hấp thụ 100% hàm lượng Canxi có trong thực phẩm. Khi này, thực phẩm chức năng (TPCN) chính là sự lựa chọn cần thiết.

Việc bổ sung Canxi thông qua TPCN cũng cần bố mẹ suy tính kỹ càng và đưa ra lựa chọn phù hợp. Bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn TPCN bổ sung Canxi dưới dạng Nano giúp xương có đủ dưỡng chất để phát triển chiều dài.

Một lưu ý khác khi chọn TPCN mà bố mẹ cần lưu ý chính là xác nhận của các tổ chức, đơn vị uy tín. Theo Làm sao để cao, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy chứng nhận về chất lượng.

FDA là tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, chịu trách nhiệm quản lý, kiểm nghiệm và chứng nhận độ an toàn của sản phẩm. Với bộ quy tắc khắt khe, thật không dễ đạt được chứng nhận của tổ chức này. Vì vậy, một sản phẩm đạt được chứng nhận FDA chứng tỏ chất lượng và độ an toàn hàng đầu.

dinh-duong-anh-huong-den-chieu-cao
Sử dụng TPCN bồi đắp hàm lượng Canxi còn thiếu giúp con phát triển chiều cao vượt trội.

Vận động và thiết lập thói quen vận động

Vận động có đóng góp tích cực trong việc hình thành chiều cao của mỗi người. Thiết lập thói quen vận động giúp khung xương thêm chắc khỏe và thúc đẩy tốc độ phát triển chiều cao diễn ra mạnh mẽ hơn.

Bố mẹ nên tạo lập thói quen cho con ngay từ khi còn bé, tốt nhất là khi học mẫu giáo. Đồng thời, trong khoảng thời gian đầu tiên, hãy cùng con tập thể dục mỗi ngày. Bằng cách này, việc vận động cơ thể sẽ trở thành hoạt động không thể thiếu vào mỗi ngày của con trong tương lai.

Bố mẹ có thể khuyến khích con vận động bằng những bài tập đơn giản hay các môn thể thao hỗ trợ tăng chiều cao như chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông… Các bài tập này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc “nối dài” thêm chiều cao của con.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, mỗi bài tập chỉ nên kéo dài từ 30 – 45 phút. Tránh luyện tập quá lâu sẽ gây áp lực đến cơ thể cũng như không đủ năng lượng cho các hoạt động khác.

Đảm bảo giấc ngủ mỗi đêm

Hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao. Hormone được sản sinh trong cả ngày nhưng cao nhất là vào ban đêm từ 23 giờ – 1 giờ sáng, khi con chìm sâu vào giấc ngủ.

Do đó, bố mẹ nên khuyến khích con đi ngủ sớm, vào lúc 22 giờ mỗi ngày và đảm bảo ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để đạt được hàm lượng hormone tăng trưởng cao nhất. Để con dễ dàng đi ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, bố mẹ cần ghi nhớ những điều dưới đây nhé:

Không cho con sử dụng thiết bị điện tử

Như Làm sao để cao đã chứng minh ở phần đầu, sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ khiến chu kỳ ngủ thức bị gián đoạn, khiến con khó đi vào giấc ngủ hơn. Thay vào đó, bố mẹ có thể khuyến khích con đọc sách giải trí, truyện cổ tích, bổ sung kiến thức, tránh các loại truyện trinh thám, truyện ma,…

Không cho con ăn đồ ngọt

Đồ ngọt không phải là món ăn lý tưởng trước khi ngủ mà con nên sử dụng. Ăn đồ ngọt khuya không chỉ gây mất ngủ mà còn là nguyên nhân khiến con bị thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao. Bố mẹ có thể thay thế bằng 1 – 2 muỗng hạt cho con (hạt óc chó, hạnh nhân, hạt bí đỏ).

7-yeu-to-tac-dong-den-chieu-cao-4
Hormone tăng trưởng – Chất xúc tác phát triển chiều cao sản sinh nhiều nhất khi con chìm vào giấc ngủ

Đảm bảo chất lượng phòng ngủ

Có 3 tiêu chí về phòng ngủ bố mẹ cần đảm bảo, bao gồm: nhiệt độ phòng ngủ, bộ giường ngủ và không gian phòng ngủ.

  • Nhiệt độ phòng ngủ: Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của con. Do đó, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với con. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ lý tưởng của phòng ngủ dao động từ 18 – 20 độ C.
  • Bộ giường ngủ: Hãy luôn đảm bảo rằng chăn, gối và đệm trong phòng ngủ của con mềm mại, sạch sẽ và được vệ sinh định kỳ.

Không gian phòng ngủ: Phòng ngủ nên thông thoáng, mát mẻ và đảm bảo hệ thống cách âm tốt. Đồng thời, nên sử dụng các loại đèn ngủ có màu dịu nhẹ như vàng để con không bị chói mắt.

Tạo niềm vui, không gây áp lực

Nếu được sống trong một môi trường lành mạnh, con sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu. Ngược lại, môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như việc hình thành tính cách và lối suy nghĩ của trẻ.

Những áp lực trong học tập, thi cử hoặc cuộc sống có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ với con và có những hoạt động giải trí gia đình để đầu óc con thoải mái hơn.

Xây dựng sức đề kháng tốt

Một trong những yếu tố nền giúp con phát triển chiều cao vượt trội mà bố mẹ cần chú ý đó chính là sức đề kháng. Nếu con thường xuyên ốm yếu, bệnh tật sẽ rất khó phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn ngoại hình.

Để xây dựng sức đề kháng tốt, bố mẹ nên cho con ăn nhiều loại trái cây và protein như sữa, pho mát, các loại hạt, cá. Đồng thời, bố mẹ nên có sự kết hợp các thực phẩm trên với việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega 3.

Con thoát khỏi thấp lùn nhờ cách chăm khéo của bố mẹ

Có không ít cách yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con. Trong 7 yếu tố vừa nêu trên, liệu bố mẹ có đang phạm phải sai lầm nào hay không? Nếu có hãy thay đổi ngay lập tức bố mẹ nhé!

Để giúp con đạt chiều cao chuẩn, bố mẹ cần nắm rõ 3 giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc của con. Từ đó, điều chỉnh 3 yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ phù hợp với từng độ tuổi.

Dinh dưỡng chính là yếu tố then chốt quyết định chiều cao. Do đó, đừng quên chuẩn bị những bữa ăn đong đầy dinh dưỡng với đầy đủ đạm, đường bột, vitamin, khoáng chất (Canxi, Magie, Kẽm) và chất xơ. Ngoài ra, sử dụng TPCN cũng là điều rất cần thiết để con cao lớn vượt trội.

Với những kinh nghiệm chăm con cao lớn phía trên, Làm sao để cao chúc bố mẹ sớm gặt hái được thành quả trong quá trình nuôi dưỡng con.

sua-nubest-tall-6-trong-1