13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Trong giai đoạn phát triển ở độ tuổi dậy thì thì trẻ 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Bài viết sau sẽ cho ba mẹ câu trả lời, kèm theo đó là những phương pháp khoa học để trẻ cải thiện vóc dáng mỗi ngày.

13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có một mức chiều cao và cân nặng chuẩn riêng. Những mốc chỉ số này có thể dùng để đánh giá xem trẻ có đang phát triển bình thường không và vóc dáng của trẻ ra sao khi so với trung bình bạn cùng lứa.

Hiện nay, bảng chiều cao và cân nặng chuẩn công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO được xem là tài liệu xác định chiều cao và cân nặng chuẩn nhất cho trẻ ở từng độ tuổi. Bảng không chỉ cho biết chỉ số vóc dáng tốt nhất mà trẻ nên có mà còn thể hiện mức dao động có thể chấp nhận để trẻ phát triển toàn diện.

Bé trai 13 tuổi nên cao 156cm, bé gái nên cao 156,4cm.
Bé trai 13 tuổi nên cao 156cm, bé gái nên cao 156,4cm.

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của WHO cập nhật mới nhất, bé trai 13 tuổi có chiều cao chuẩn là 156cm và mức dao động từ 148,6cm đến 163,5cm vẫn là bình thường. Đối với bé gái 13 tuổi, chiều cao chuẩn sẽ là 156,4cm, có thể dao động từ 149,4cm đến 163,3cm. Trung bình, các bé trai ở độ tuổi này sẽ có tốc độ tăng chiều cao nhanh hơn các bé gái.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở tuổi 13

Trẻ em có 4 giai đoạn vàng phát triển chiều cao, bao gồm:

  • Giai đoạn bào thai: Trong giai đoạn này, hệ xương của trẻ được hình thành. Khi được bổ sung các dưỡng chất cần thiết thì trẻ có thể phát triển chiều cao ngay trong quá trình nằm trong bụng mẹ.
  • Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi: Hay còn gọi là giai đoạn 1000 ngày đầu tiên. Cơ thể trẻ thời điểm này phát triển rất nhanh. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể cao thêm khoảng 25cm trong 12 tháng đầu tiên và 10cm trong mỗi năm tiếp theo.
  • Giai đoạn từ 3 – 10 tuổi: Trẻ tiếp tục cao dần theo từng năm.
  • Giai đoạn dậy thì: Thường bắt đầu từ 9 – 13 tuổi đối với nữ và 10 – 14 tuổi đối với nam. Cơ thể của trẻ sẽ có những sự biến đổi rõ rệt về vóc dáng. Độ tuổi 13 nằm trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao này.

Ở tuổi dậy thì, tuyến yên mỗi ngày đều sản sinh ra rất nhiều nội tiết tố tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của hệ xương. Quá trình này diễn ra suốt thời gian trẻ dậy thì, từ đó làm chiều cao của trẻ tăng lên nhanh chóng. Môi trường nội môi của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi để cơ thể phát triển hoàn thiện.

Sau dậy thì, chiều cao của con tăng rất chậm và gần như không thay đổi khi bước sang tuổi 20. Vì vậy, độ tuổi 13 và giai đoạn dậy thì là cơ hội quan trọng để con có vóc dáng cao hơn. Ba mẹ nên dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc để giúp chiều cao con đạt như mong muốn.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 – 19 tuổi

Theo dữ liệu từ WHO, đây là Bảng cân nặng chiều cao chuẩn đối với bé trai và bé gái độ tuổi từ 0 – 19.

Tuổi Nam Nữ
0 tuổi (mới sinh) 49,9cm 49,1cm
1 tuổi 75,7cm 74cm
2 tuổi 87,8cm 86,4cm
3 tuổi 96,1cm 95,1cm
4 tuổi 103,3cm 102,7cm
5 tuổi 110cm 109,4cm
6 tuổi 116cm 115,1cm
7 tuổi 121,7cm 120,8cm
8 tuổi 127,3cm 126,6cm
9 tuổi 132,6cm 132,5cm
10 tuổi 137,8cm 138,6cm
11 tuổi 143,1cm 145cm
12 tuổi 149,1cm 151,2cm
13 tuổi 156cm 156,4cm
14 tuổi 163,2cm 159,8cm
15 tuổi 169cm 161,7cm
16 tuổi 172,9cm 162,5cm
17 tuổi 175,2cm 162,9cm
18 tuổi 176,1cm 163,1cm
19 tuổi 176,5cm 163,2cm

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?

Theo nghiên cứu, chiều cao của trẻ sẽ được quyết định bởi những yếu tố chính sau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Gen di truyền

Gen di truyền hay nhân tố di truyền được hình thành từ những DNA trong bộ nhiễm sắc thể, chứa đựng các thông tin cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển ở trẻ. Bộ gen của trẻ sẽ được quyết định bởi gen di truyền từ phụ huynh, từ đó khiến trẻ có những đặc điểm nổi trội của bố và mẹ.

Chiều cao cũng là một trong số rất nhiều những yếu tố được quyết định bởi gen di truyền. Thông thường, ba mẹ cao thì con cũng sẽ cao. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì yếu tố gen di truyền chỉ ảnh hưởng 23% đến chiều cao mà trẻ có thể đạt được.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố chiếm 32% tác động đến chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn phát triển chiều cao, thực đơn khuyến nghị dành cho trẻ nên có đủ 4 nhóm: đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Song song đó, trẻ cần được ăn đủ bữa với đa dạng các loại thực phẩm thực vật và động vật để hệ tiêu hóa và miễn dịch phát triển tốt.

Dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển chiều cao.
Dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển chiều cao.

Rèn luyện thể lực

Đứng vị trí thứ 3, yếu tố luyện tập thể lực chiếm 20% ảnh hưởng đến chiều cao. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ được kích thích để sản xuất ra nội tiết tố tăng trưởng với tác dụng thúc đẩy hệ xương phát triển. Quá trình vận động cũng giúp trẻ tiêu hao calo dư thừa đồng thời tạo điều kiện cho hệ cơ và xương ngày một khỏe mạnh hơn.

Các yếu tố khác

Những yếu tố như môi trường, giấc ngủ chiếm 25% ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trong giấc ngủ vào buổi tối, cơ thể trẻ 13 tuổi sinh ra rất nhiều nội tiết tố tăng trưởng tác động vào hệ xương, vậy nên ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ cao hơn. Ngoài ra, môi trường sống xung quanh trẻ cũng cần phải lành mạnh, ít ô nhiễm, không có chất gây hại để quá trình tăng trưởng chiều cao không bị ảnh hưởng.

Cách để trẻ 13 tuổi có chiều cao chuẩn

Đối với trẻ ở độ tuổi 13, những gợi ý sau đây sẽ là cách hữu hiệu để ba mẹ có thể giúp con cao lớn hơn mỗi ngày.

Gợi ý phương pháp cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ 13 tuổi
Gợi ý phương pháp cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ 13 tuổi.

Vận động thường xuyên

Trẻ 13 tuổi đã có cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện. Vì vậy, trẻ có thể chơi những môn thể thao có cường độ mạnh như bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, bơi lội để cải thiện vóc dáng. Trẻ nên được vận động từ 45 – 60 phút mỗi ngày với tần suất 3 – 5 lần mỗi tuần. Ngoài ra, trẻ có thể tập thể dục toàn thân từ 5 – 15 phút để cơ thể thêm linh hoạt.

Sinh hoạt ngoài trời

Dưới tác động của tia UVB từ mặt trời, cơ thể sẽ tự động tổng hợp Vitamin D. Tác dụng của Vitamin D sẽ khiến xương cứng chắc hơn và phát triển thuận lợi. Ba mẹ có thể cho trẻ ra ngoài sinh hoạt vào buổi sáng hoặc chiều tà. Tránh để trẻ đi chơi vào buổi trưa để hạn chế ảnh hưởng từ tia cực tím.

Bổ sung dưỡng chất

Để tăng chiều cao, chế độ dinh dưỡng của trẻ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2, Phốt pho, Collagen… Thịt gà, đậu, ngũ cốc, các loại hạt, sữa, rau xanh là một vài gợi ý dành cho ba mẹ.

Một lưu ý nhỏ là trẻ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt và thức ăn chiên rán trong giai đoạn này. Đồ chiên rán làm tăng nguy cơ béo phì. Trong khi đó, đồ ngọt dẫn tới tình trạng tiểu đường, gây thừa cân và hạn chế quá trình phát triển chiều cao.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung cho trẻ từ NuBest
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung cho trẻ từ NuBest.

Hiện nay, những dưỡng chất cần thiết cho chiều cao của trẻ cũng có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm bổ sung. Ba mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm từ thương hiệu uy tín, được phân phối từ với đầy đủ giấy tờ chứng nhận để con lớn khỏe an toàn.

Hiện tại, TVBUY là đơn vị phân phối độc quyền của NuBest tại Việt Nam với đầy đủ giấy tờ xác nhận. Nếu ba mẹ đang muốn mua hàng chính hãng với giá tốt, hãy liên hệ chúng tôi ngay nhé.

Ngủ đủ giấc và đúng giờ

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia ở Hoa Kỳ, mỗi ngày trẻ 13 tuổi nên được ngủ từ 9 – 11 tiếng. Đây là thời gian ngủ cần thiết để trẻ phát triển tốt nhất. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngủ trước 23h đêm sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cơ thể phục hồi và nội tiết tố tăng trưởng hoạt động. Muốn trẻ cao lớn nhanh, ba mẹ hãy hỗ trợ trẻ ngủ ngon, ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Trên đây là lời giải thích cho những thắc mắc xoay quanh câu hỏi 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn mà ba mẹ nên biết. Ngoài ra, Làm sao để cao cũng đưa ra một số gợi ý để giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức có được, ba mẹ sẽ có thể yên tâm cùng con cao lớn khỏe mạnh mỗi ngày nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1