Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của xương

Sở hữu chiều cao lý tưởng là mong muốn của rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc cơ thể tốt để đạt được chiều cao tối đa. Hiểu được điều này nên trong bài viết dưới đây, Lamsaodecao sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của xương cũng như các cách để giúp tăng chiều cao hiệu quả.

Quá trình hình thành và phát triển của xương

Giai đoạn hình thành

Hệ xương được hình thành vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngay tháng thứ nhất của phôi thai, màng sụn sẽ xuất hiện, sau đó chuyển dần thành sụn rồi thành xương ở cuối tháng thứ hai. Riêng xương hàm dưới, xương vòm sọ và xương đòn được hình thành bằng cách chuyển trực tiếp từ màng xương thành xương. Quá trình này được gọi là màng cốt hóa và xương được hình thành gọi là xương màng.

Trong cơ thể người, hầu hết các xương còn lại đều được hình thành từ sụn nên được gọi là xương sụn. Vào cuối tháng thứ hai của thai kỳ, các mạch máu sẽ xâm lấn vào sụn, tế bào mạch máu phá hủy sụn và mô xương bắt đầu thay thế. Theo thuật ngữ khoa học, quá trình này gọi là sụn cốt hóa.

su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-xuong
Quá trình phát triển của xương diễn ra theo từng giai đoạn (Ảnh: Internet)

Giai đoạn phát triển

Xương sẽ phát triển từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn này, các trung tâm cốt hóa đầu xương và trung tâm cốt hóa chính được ngăn cách bởi một tấm sụn đầu xương. Tấm sụn có vai trò giúp xương phát triển chiều dài bằng cách tăng sinh về phía thân xương và phần tăng sinh này sẽ chuyển thành xương. Khi tốc độ tăng sinh sụn nhỏ hơn tốc độ cốt hóa sụn thì xương dần thay thế hết cho sụn và ngừng phát triển về chiều dài.

Xương có quy luật phát triển như sau:

  • Quy luật tuổi dậy thì: Xương phát triển chiều dài ở giai đoạn tiền dậy thì, còn sau dậy thì sẽ phát triển độ dày.
  • Quy luật giãn cách: Chiều dài và độ dày của xương phát triển không đồng đều hoặc hai xương gần nhau sẽ có một xương phát triển, một xương tạm dừng và thay đổi cho nhau.
  • Quy luật tỷ lệ: Từ khi mới sinh đến 6 tuổi xương tăng từ 4 – 6cm/năm, từ 6 – 15 tuổi tăng 7cm/năm, từ 15 – 25 tuổi chiều dài của xương sẽ lớn hơn độ dày.
  • Quy luật bất đối xứng: Hai xương giống nhau (Ví dụ: Xương tay phải và tay trái) nhưng xương nào hoạt động nhiều hơn sẽ phát triển hơn.
qua-tuoi-60-nam-gioi-de-bi-loang-xuong
Nam giới sẽ bị loãng xương nhanh khi qua tuổi 60 (Ảnh: Internet)

Giai đoạn cân bằng

Quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng với nhau, hệ xương sẽ duy trì ổn định và không phát triển nữa. Thông thường, giai đoạn cân bằng sẽ kéo dài từ 25 – 40 tuổi.

Giai đoạn lão hóa

Khi bước sang tuổi 40, quá trình lão hóa xương bắt đầu xảy ra và xương của phụ nữ thường lão hóa sớm hơn đàn ông. Lúc này, cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn mất xương sinh lý, quá trình hủy xương chiếm ưu thế hơn quá trình tạo xương. Thời gian đầu của quá trình lão hóa được gọi là thời kỳ mất xương chậm, mỗi năm cơ thể mất đi từ 0.1 – 0.5% khối lượng xương.

Riêng ở phụ nữ, vì ảnh hưởng của thời kỳ tiền mãn kinh nên lượng xương mất đi mỗi năm có thể chiếm từ 1 – 3%. Ở nam giới, phải bước qua tuổi 60 thì quá trình lão hóa xương mới diễn ra nhanh và rõ rệt.

Các thành phần chính cấu tạo nên xương

Xương được cấu tạo từ 02 thành phần chính: Chất vô cơ (chất khoáng) và chất hữu cơ. Hai chất này liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo xương rắn chắc và có tính đàn hồi, có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.

Chất hữu cơ: Chiếm 30% trọng lượng khô của xương, bao gồm lipid, protein và mucopolysaccarid. Trong đó, collagen và các phức hợp protein chiếm tỉ lệ cao nhất.

Chất vô cơ: Canxi, magie, kẽm, đồng, silic, mangan… chiếm 70% trọng lượng khô của xương. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là CaCO3 và Ca3(PO4)2.

Thành phần hóa học của xương ở mỗi người không có tỉ lệ giống nhau vì còn phụ thuộc vào tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và bệnh lý. Người trẻ có chất hữu cơ trong xương nhiều nên xương mềm dẻo hơn người lớn tuổi. Khi về già, xương giòn và dễ gãy là do tỉ lệ vô cơ tăng lên.

xuong-cua-tre-deo-dai-va-khoe-hon-nguoi-truong-thanh
Xương của người trẻ dẻo dai và chắc khỏe hơn người lớn tuổi (Ảnh: Internet)

Độ tuổi ngừng phát triển của xương

Theo khảo sát gần đây của Tổ chức Y Tế thế giới WHO, hệ xương của con người phát triển mạnh nhất vào 3 giai đoạn: 9 tháng bào thai, 3 năm đầu đời và tuổi dậy thì (ở nữ là từ 10 – 16 tuổi, nam từ 12 – 18 tuổi). Qua giai đoạn dậy thì, chiều cao sẽ tăng chậm dần và chính thức ngừng phát triển ở tuổi 20 hoặc 25.

Dựa vào kết quả nghiên cứu này, bạn nắm rõ “giai đoạn vàng” để phát triển chiều cao và từ đó có thể tập trung bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện cơ thể, giúp xương tăng trưởng nhanh và đạt được tầm vóc như mong muốn khi trưởng thành.

Làm thế nào để giúp xương phát triển hiệu quả?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương như: Bộ gen di truyền, điều kiện sống, chế độ ăn uống… Nếu bạn biết cách tập luyện thể lực, sống lành mạnh thì xương tăng trưởng nhanh hơn. Một số phương pháp kích thích xương dài ra mà mỗi người có thể áp dụng như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn đảm bảo có đầy đủ protein, chất béo, vitamin và carbohydrate theo tỉ lệ chính xác. Bạn cũng cần hạn chế dùng đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, đồ uống có gas… ưu tiên các món ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Hãy lưu ý tránh xa các chất kích kích như: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê…

xuong-cua-tre-deo-dai-va-khoe-hon-nguoi-truong-thanh

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của xương, vì vậy bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya, không ngủ quá ít hoặc quá nhiều.

Rèn luyện thể chất: Các môn thể thao như nhảy dây, bóng rổ, đi xe đạp… chính là những môn giúp hệ xương phát triển. Thời điểm tốt nhất để luyện tập là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc này không khí trong lành và ánh nắng có khả năng tổng hợp vitamin D, rất tốt cho quá trình hấp thụ canxi.

Luyện tập tư thế tốt: Cúi đầu khi ngồi, khom lưng… đều là những tư thế xấu ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể cần được điều chỉnh. Hãy luôn giữ đầu, cổ, lưng thẳng, chú ý các tư thế ngồi, nằm, đứng đúng chuẩn để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.

Ngoài ra, theo Khoedeplavang.com: Bạn có thể áp dụng một phương pháp khác giúp xương phát triển hiệu quả hơn, đó là sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc tăng chiều cao tự nhiên. Tác dụng chính của những sản phẩm này là cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mô xương, từ đó kích thích quá trình tái tạo diễn ra nhanh hơn và chiều cao có thể đạt được mức tối đa.

bo-sung-dinh-duong-giup-cai-thien-suc-khoe-cua-xuong
Bổ sung dinh dưỡng từ bữa ăn và thực phẩm chức năng để tăng chiều cao (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao, bạn cần phải tìm hiểu kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Hãy ưu tiên những loại thuốc có hàm lượng phù hợp với từng độ tuổi và được chứng nhận an toàn cho sức khỏe từ các cơ sở uy tín. Một số sản phẩm đang được nhiều người tin dùng mà bạn có thể tham khảo như NuBest Tall, Doctor Plus, Grow Power…

Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn có kiến thức tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của xương cũng như biết cách chăm sóc cơ thể để đạt được chiều cao tốt nhất. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về sức khỏe, đừng bỏ lỡ nhé!

sua-nubest-tall-6-trong-1