Bảng chiều cao cân nặng thai nhi theo tuần

Phụ nữ mang thai ngoài các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi thì còn quan tâm đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là chiều cao, cân nặng. Nắm rõ quy chuẩn về cân nặng và chiều cao giúp mẹ theo dõi tình hình phát triển của con, đồng thời có kế hoạch chăm sóc thai nhi để con yêu phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng thai nhi theo tuần cho các mẹ tham khảo.

Có thể đo chiều cao, cân nặng thai khi còn trong bụng mẹ
Có thể đo chiều cao, cân nặng thai khi còn trong bụng mẹ

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng thai nhi

Yếu tố dinh dưỡng

Khi còn ở trong bụng mẹ, chiều cao và cân nặng của em bé chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, mẹ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn thiếu chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lớn lên của thai nhi, khiến con có thể bị thiếu cân nặng, chiều cao so với bình thường.

Yếu tố di truyền

Di truyền cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cân nặng, chiều cao của thai nhi. Mặc dù đây không phải là yếu tố quyết định, thế nhưng thai nhi cũng sẽ chịu ảnh hưởng một phần. Nắm rõ được gen di truyền này, mẹ có kế hoạch chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, giúp cải thiện tình hình phát triển của thai nhi. 

Ngoài ra, chiều cao, cân nặng của thai nhi còn chịu ảnh hưởng bởi một số những yếu tố sau:

  • Bệnh lý của mẹ
  • Vóc dáng của mẹ
  • Dị tật bẩm sinh của thai nhi
  • Bánh nhau, dây rốn bất thường
  • Số lượng thai nhi nhiều hơn một
  • Mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ.

Bảng chiều cao cân nặng thai nhi theo tuần

Thai nhi từ khi hình thành đến tuần thứ 7 còn rất nhỏ, thông qua siêu âm có thể thấy chỉ một chấm nhỏ trên màn hình. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều dài thai nhi cũng như cân nặng khoảng từ tuần thứ 8 bằng phương pháp siêu âm. Dưới đây là bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi:

Tuần tuổi Chiều dài Cân nặng Tuần tuổi Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1,6 cm 1 – 10 gam Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm  1 – 10 gam Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm  1 – 10 gam Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm 50 – 70 gam Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm 50 – 70 gam Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm 50 – 70 gam Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm 50 – 70 gam Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 17 13 cm 140 gam Tuần thứ 34 45 cm 2146 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam
Tuần thứ 24 30 cm 600 gam

 

Cách tính chiều cao cân nặng thai nhi như thế nào?

Chiều cao và cân nặng của thai nhi được đo đạc chủ yếu qua phương pháp siêu âm. Cách đo cụ thể sẽ thay đổi qua từng tuần thai như sau:

  • 1 – 3 tháng đầu thai kỳ: Chiều cao tính từ đầu đến mông.
  • 2 – 3 tháng giữa thai kỳ: Đo chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng. Các số đo này được áp dụng thuật toán riêng để tính trọng lượng.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Sử dụng chỉ số đường kính ngang bụng, chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi để tính trọng lượng.
Thai nhi phát triển theo từng tuần/tháng tuổi trong suốt thai kỳ
Thai nhi phát triển theo từng tuần/tháng tuổi trong suốt thai kỳ

Chiều cao cân nặng bà bầu như thế nào?

Cân nặng mẹ bầu luôn được quan tâm trong suốt thai kỳ, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của con. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ sẽ tăng lên một mức nhất định. Tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ, cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mà số cân nặng tăng lên cũng sẽ khác nhau. Cân nặng thiếu ổn định, tăng cân bất thường trong thai kỳ cũng có khả năng gây hại cho thai nhi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, trong suốt thai kỳ, mẹ chỉ nên tăng thêm khoảng 10 – 12kg là vừa đủ. Trường hợp bạn mang đa thai, bạn có thể tăng 16 – 20kg. Mẹ bầu lưu ý, tăng cân quá nhiều có thể khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai quá to ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Nếu tăng cân quá ít cũng có khả năng thai nhi không đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. 

Theo đó, bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 2kg trong 3 tháng đầu, hoặc có thể tăng thêm 2kg nữa nếu được bác sĩ chỉ định. Trong khoảng thời gian từ 14 – 28 tuần, bạn nên tăng 0,5kg mỗi tuần, con số này giảm đi khoảng 0,2 – 0,3kg đối với các mẹ bầu thừa cân.

Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Bà bầu cần chú ý gì để thai nhi khỏe mạnh?

Sự tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu. Do đó, khi mang thai, mẹ cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày. Mẹ bầu nên chú ý những điều sau để thai nhi khỏe mạnh suốt thai kỳ:

  • Bồi bổ một cách hợp lý, cân bằng các chất để tăng cân đúng theo kế hoạch.
  • Vận động vừa phải, tránh lao động nặng.
  • Ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
  • Tránh căng thẳng, lao động quá sức.
  • Tránh xa môi trường khói bụi, thuốc lá, các chất độc hại…
  • Khám thai ở các mốc thời gian quan trọng, đồng thời khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai nhi.
Mẹ ăn uống khoa học để thai nhi khỏe mạnh
Mẹ ăn uống khoa học để thai nhi khỏe mạnh

9 tháng 10 ngày mang thai là thời gian ý nghĩa của bất kỳ người mẹ nào. Dẫu thời gian này mẹ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể, nhưng sự chào đời khỏe mạnh của con yêu sẽ sẽ là bù đắp xứng đáng. Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu nắm được yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cân nặng thai nhi theo từng tuần, để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý trong thai kỳ.

sua-nubest-tall-6-trong-1