Chiều cao trung bình của các nước trên thế giới là bao nhiêu?

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao của mỗi quốc gia trên thế giới lại có sự khác nhau? Nếu câu trả lời là di truyền thì chưa hẳn! Người Hà Lan và người Đức có gen tương đồng với nhau nhưng người Hà Lan cao hơn. Thêm nữa, chiều cao chỉ là yếu tố phản ánh sức khỏe, nhưng tất cả các quốc gia đều muốn danh hiệu cao nhất, tại sao lại như vậy? Đất nước nào đang dẫn đầu thế giới về chiều cao? Cùng Làm sao để cao “giải mã” chiều cao trung bình của các nước trên thế giới là bao nhiêu nhé.

Tại sao chiều cao lại quan trọng đối với 1 quốc gia?

Có thể nói chiều cao là sự phản ánh lòng tự tôn của một quốc gia. Trong đó, chiều cao giống như thước đo sức khỏe, điều kiện xã hội, sự phát triển kinh tế. Đó là lý do tại sao chiều cao lại quan trọng đối với một quốc gia.

Chiều cao phần nào thể hiện lòng tự tôn của quốc gia
Chiều cao phần nào thể hiện lòng tự tôn của quốc gia

Chiều cao là thước đo sức khỏe của quốc gia

Trong suốt thời thơ ấu, chiều cao phản ánh sự phát triển khỏe mạnh của một người. Điều này phần nào phản ánh chế độ dinh dưỡng và các yếu tố cơ bản ở tình trạng tốt. Chẳng hạn như những quốc gia có chế độ ăn nhiều protein hơn sẽ có nhiều khả năng có chiều cao trung bình tốt hơn.

Chiều cao như tấm gương phản chiếu sự hạnh phúc của xã hội

Chăm sóc sức khỏe tốt và dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu có thể giúp một người đạt được sự phát triển tối đa khi trưởng thành. Hầu hết chúng ta chỉ cao lên chứ ít khi giảm tầm vóc, chỉ trừ những trường hợp nạn đói hoặc chiến tranh.

Chiều cao phản ánh tình trạng kinh tế

Theo các nhà kinh tế, những yếu tố như dinh dưỡng, phúc lợi xã hội là kết quả của tình trạng kinh tế. Do đó, sự phát triển chiều cao cũng phản ánh tình trạng kinh tế của đất nước.

Yếu tố nào ảnh hưởng chiều cao của 1 quốc gia?

Có sự khác biệt lớn về chiều cao của con người trên toàn thế giới. Sự phát triển chiều cao được quyết định bởi các yếu tố di truyền và môi trường sống.

Di truyền ảnh hưởng đến chiều cao

Chiều cao một phần được quyết định bởi sự tương tác của các gen khác nhau. Những đột phá khoa học gần đây cho cho thấy có khoảng 700 biến thể di truyền có liên quan đến chiều cao. Nếu các thành viên trong gia đình đều sở hữu chiều cao lý tưởng thì bạn cũng như vậy. Ngược lại, nếu các thành viên không cao lớn thì bạn chỉ có một cơ hội nhỏ để trở thành người cao.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định nhiều nhất đến chiều cao con người. Chúng ta chuyển đổi năng lượng hóa học được lưu trữ trong các thành phần dinh dưỡng đa lượng của thực phẩm thành năng lượng để hỗ trợ xương phát triển chiều dài.

Chế độ ăn uống là yếu tố dẫn đến sự cách biệt chiều cao giữa các quốc gia
Chế độ ăn uống là yếu tố dẫn đến sự cách biệt chiều cao giữa các quốc gia

Con người có thể thích nghi với chế độ ăn uống ít năng lượng hoặc thiếu dinh dưỡng bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng, dẫn đến còi cọc và hạn chế phát triển chiều cao khi trưởng thành. Do đó, khẩu phần ăn không đủ năng lượng sẽ dẫn đến chiều cao trung bình thấp. Đó cũng là lý do tại sao, mỗi quốc gia đều có sự cách biệt về chiều cao ngay cả khi bộ gen gần như tương đồng.

Sức khỏe cũng ảnh hưởng đến chiều cao

Sức khỏe, đặc biệt là thời thơ ấu có ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao của con người. Bệnh tật trong thời thơ ấu có thể hạn chế sự phát triển vì nó làm giảm sự sẵn có của các chất dinh dưỡng và tăng nhu cầu trao đổi chất.

Nhập cư là yếu tố mới ảnh hưởng chiều cao

Trong một nghiên cứu về những người nhập cư, sự khác biệt chiều cao giữa người bản xứ và người nhập cư đã được chứng minh là có sự thay đổi. Ở đây nói về việc di cư từ các nước nghèo sang nước giàu có thể dẫn đến sự thay đổi về chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe từ đó tạo nên sự khác biệt chiều cao đối với các thế hệ sau.

Link đặt mua sản phẩm sữa bột tăng chiều cao NuBest Tall của Mỹ

Xem thêm: Chiều cao trung bình người Việt Nam

Chiều cao trung bình của các nước trên thế giới

Như đã nói, sự khác biệt về chiều cao không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do sự khác biệt về điều kiện sống. Nhìn toàn cảnh chiều cao trung bình của các nước trên thế giới, có thể thấy rõ sự khác nhau. Người châu Âu có chiều cao nổi bật nhất, tiếp theo là châu Úc. Người Nam Á và Đông Nam Á có xu hướng thấp nhất.

(* Theo thống kê từ World Data)

Châu Á

Châu Á rộng lớn và được chia thành nhiều khu vực khác nhau gồm Trung Á, Tây Á, Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Trong khi các nước thuộc khu vực Tây, Đông, Trung Á có chiều cao trung bình của nam từ 171cm và 160cm đối với nữ thì khu vực Nam và Đông Nam Á có phần kém hơn (166cm với nam và 155cm đối với nữ).

Chiều cao trung bình của người châu Á là 171cm - 160cm
Chiều cao trung bình của người châu Á là 171cm – 160cm.

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Á tiêu biểu:

  • Nga: 176cm – 164cm
  • Thổ Nhĩ Kỳ: 176cm – 161cm
  • Ả Rập: 173cm – 160cm
  • Iran: 175cm – 161cm
  • Trung Quốc: 175cm – 163cm
  • Đài Loan: 173cm – 160cm
  • Nhật Bản: 172cm – 158cm
  • Thái Lan: 171cm – 159cm
  • Việt Nam: 168cm – 158cm
  • Indonesia: 166cm – 154cm

Châu Âu

Các nước châu Âu hiện đang dẫn đầu thế giới về chiều cao. Theo thống kê, các nước Tây Âu có chiều cao trung bình là 180cm với nam, 166cm đối với nữ. Tương tự, Nam Âu là 176cm – 163cm, Đông Âu là 178cm – 165cm và Bắc Âu là 179cm – 165cm.

Châu Âu là khu vực có chiều cao trung bình cao nhất thế giới
Châu Âu là khu vực có chiều cao trung bình cao nhất thế giới

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Âu tiêu biểu:

  • Hà Lan: 184cm – 170cm (Quốc gia cao nhất thế giới)
  • Montenegro: 183cm – 170cm (Quốc gia cao thứ 2 thế giới)
  • Estonia: 182cm – 168cm (Quốc gia cao thứ 3 thế giới)
  • Đan Mạch: 182cm – 169cm
  • Bosnia và Herzegovina: 182cm – 167cm
  • Iceland: 181cm – 168cm
  • Cộng hòa Séc: 181cm – 168cm
  • Slovenia/ Slovakia/ Croatia: 181cm – 167cm
  • Thụy Điển: 180cm – 167cm
  • Phần Lan: 180cm – 166cm
  • Đức: 180cm – 166cm
  • Thụy Sĩ: 179cm – 164cm

Châu Phi

Chiều cao trung bình của nam giới sống tại các quốc gia châu Phi là 169.6cm. Trong đó, chiều cao của nam trong từng khu vực là 169cm – Trung Phi và Nam Phi, 173cm – Bắc Phi, 167cm – Đông Phi và 170cm – Tây Phi.

Chiều cao trung bình của nữ giới tại các quốc gia châu Phi là 158.8cm. Trong từng khu vực, chiều cao sẽ có sự thay đổi khác nhau: 158cm – Trung Phi, 159cm – Nam Phi, 161cm – Bắc Phi, 157cm – Đông Phi và 159cm – Tây Phi.

Chiều cao của người dân châu Phi có sự khác biệt ở từng vùng
Chiều cao của người dân châu Phi có sự khác biệt ở từng vùng

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Phi tiêu biểu:

  • Morocco: 175cm – 161cm
  • Algeria: 174cm – 162cm
  • Ai Cập: 173cm – 160cm
  • Mauritius: 173cm – 159cm
  • Chad: 171cm – 162cm
  • Sudan/ Cameroon: 171cm – 160cm
  • Nigeria: 170 cm – 158cm
  • Kenya: 170cm – 159cm
  • Nam Phi: 169 cm – 158cm
  • Trung Phi: 168cm – 159cm

Châu Mỹ

Mỹ từng là quốc gia cao nhất thế giới, nhưng không lâu sau đó đã bị Hà Lan và các nước châu Âu “soán ngôi”. Nhìn chung, chiều cao trung bình của nam giới châu Mỹ vẫn giữ được phong độ là 173.5cm. Trong khi đó, chiều cao trung bình của nữ giới là 160.25cm.

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Mỹ tiêu biểu:

  • Canada: 178 cm – 165cm
  • Mexico: 170cm – 157cm
  • Mỹ: 177cm – 163cm
  • Brazil: 175cm – 162cm
  • Argentina: 174cm – 161cm
  • Venezuela: 173cm – 160cm
  • Columbia: 171cm – 158cm
  • Bolivia: 168cm – 155cm
  • Ecuador: 167cm – 155cm

Châu Úc

Chiều cao trung bình của người châu Úc là 178cm (nam) và 165cm (nữ)
Chiều cao trung bình của người châu Úc là 178cm (nam) và 165cm (nữ)

Chiều cao trung bình của nam giới châu Úc là 178cm và nữ giới là 165cm. Nhìn chung, các quốc gia ở châu Úc không có sự chênh lệch nhiều về chiều cao. Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Úc tiêu biểu:

  • Úc: 179cm – 165cm
  • New Zealand: 178cm – 165cm
  • Tonga: 175cm – 166cm
  • Samoa: 173cm – 163cm
  • Tuvalu: 171cm – 163cm
  • Kiribati: 170cm – 161cm
  • Palau: 170cm – 159cm
  • Micronesia: 169cm – 159cm
  • Nauru: 169cm – 158cm

So sánh chiều cao giữa các châu lục

Nhìn chung, chiều cao trung bình của người dân ở mỗi châu lục hiện nay đã có sự thay đổi tích cực so với những thế hệ trước đó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ khác nhau ở mỗi châu lục.

Có thể thấy, châu Âu là khu vực có chiều cao nổi bật nhất so với các châu lục khác. Khoảng 20 quốc gia top đầu trong BXH chiều cao của các nước thế giới đều thuộc châu Âu. Trong đó, Hà Lan, Montenegro, Estonia lần lượt đánh bại Mỹ và xếp thứ hạng nhất, nhì, ba. Trong khi đó, châu Phi và châu Á có chiều cao trung bình khu vực tương đối.

Sự khác biệt về chiều cao trên thế giới không chỉ cho thấy sự khác biệt về gen, mà còn là sự khác biệt về mức sống.

Chiều cao trung bình của con người là bao nhiêu?

Chiều cao trung bình toàn cầu của nam giới trưởng thành là 171cm. Mức chiều cao này có sự khác biệt ở nhiều quốc gia. Thấp nhất là nam giới Đông Timor với chiều cao 159cm và cao nhất là Hà Lan với 184cm, cách biệt nhau 25cm.

Chiều cao trung bình toàn cầu của nam là 171cm và nữ là 159cm
Chiều cao trung bình toàn cầu của nam là 171cm và nữ là 159cm.

Phụ nữ thường thấp hơn nam giới 12cm. Chiều cao trung bình toàn cầu của nữ giới trưởng thành là 159cm. Quốc gia có phụ nữ thấp nhất là Guatemala 151cm, cách biệt 19cm so với nước cao nhất – Hà Lan 170cm.

Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng

Chiều cao và cân nặng có mối quan hệ tương quan. Cả hai được xem là chỉ số thể hiện sự phát triển khỏe mạnh của một người trong suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu. Khi một trong hai chỉ số phát triển lệch chuẩn, chỉ số còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, cấu tạo khung xương của bạn vốn chỉ nâng đỡ được trọng lượng 55kg. Nếu cân nặng vượt mức này, có thể gọi là thừa cân hoặc béo phì. Điều này tác động mạnh mẽ lên các khớp xương, đè nén sự phát triển. Trong khi đó, chế độ ăn uống vận động của những người thừa cân cũng góp phần không nhỏ vào việc thiếu dinh dưỡng để xương khỏe mạnh.

Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng còn được thể hiện thông qua chỉ số khối cơ thể. Với công thức là cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m). Kết quả dưới 18,5 là thiếu cân; 18,5 – 22,9 là bình thường với người châu Á và người nước ngoài là 18,5 – 24,9; vượt mốc 23 (châu Á) hoặc 25 được xếp vào hàng thừa cân, béo phì.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn mở mang thêm kiến thức. Đừng quên theo dõi Làm sao để cao mỗi tuần để cập nhật những kiến thức thú vị và phương pháp tăng chiều cao khoa học nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1