Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng chiều cao tăng ổn định nhưng cân nặng “dậm chân tại chỗ” hoặc chỉ tăng rất ít. Tại sao bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân? Đây có phải bệnh cần được chữa trị không? Cùng Lamsaodecao tìm hiểu nguyên nhân và chọn ra giải pháp cân bằng thể chất cho trẻ đang phải đối mặt với tình trạng bệnh nhé.
Chiều cao đạt chuẩn nhưng cân nặng thiếu là nỗi trăn trở của nhiều cha mẹ có con nhỏ
Tại sao bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân?
Lý do phổ biến nhất khiến bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Một số khác đến từ tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Các nguyên nhân điển hình khiến trẻ gặp tình trạng này có thể kể đến:
Trẻ ăn ít chất
Trẻ tập trung ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, nhưng thiếu các dưỡng chất khác như đạm, chất béo… cũng khó có thể đạt được cân nặng như mong muốn. Một số trẻ ăn nhiều nhưng không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cũng khó có thể đạt được mức cân nặng phù hợp với độ tuổi.
Trẻ dư thừa chất
Khối lượng thức ăn vượt quá khả năng tiếp nạp của trẻ, dẫn đến tình trạng dư thừa. Cơ thể không thể hấp thụ hết các chất dư thừa sẽ khiến trẻ bị chướng bụng, tiêu chảy… Hệ tiêu hóa lúc này bị ảnh hưởng kéo theo bài tiết các chất nhanh chóng, vô tình khiến trẻ bị thiếu chất dù nạp rất nhiều thức ăn.
Trẻ nạp quá nhiều chất đạm
Trẻ ăn quá nhiều đạm không cần thiết gây ra tình trạng khó tiêu, thận phải làm việc liên tục, thậm chí là táo bón. Như vậy, chất đạm dư thừa trong cơ thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, tăng bài tiết khiến cơ thể không giữ được những chất quan trọng cho phát triển cân nặng.
Hệ tiêu hóa kém
Trẻ bị thiếu men tiêu hóa, cơ địa bẩm sinh hoặc trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trẻ biếng ăn, chỉ ăn một số nhóm thực phẩm nhất định, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc kém hấp thu cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng chiều cao mà không tăng cân.
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh giun sán có đường ruột kém hoạt động. Trẻ quá hiếu động, vận động nhiều nhưng không bổ sung dinh dưỡng kịp thời hoặc nghỉ ngơi thiếu hợp lý cũng có thể kéo theo sự rối loạn trong tiêu hóa.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ngừng phát triển chiều cao
Bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân có ảnh hưởng gì không?
Cân nặng và chiều cao cần được phát triển cân bằng, bởi đây là 2 yếu tố quan trọng nhất của ngoại hình. Sự phát triển không đồng đều khiến trẻ bị lệch thể chất. Tăng chiều cao nhưng không tăng cân đồng nghĩa với việc sở hữu thân hình gầy gò, thon gọn quá mức.
Trẻ có thể mắc nhiều bệnh tật, cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng. Trẻ không thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não do cơ thể đang thiếu chất. Theo thời gian, quá trình phát triển chiều cao cũng bị ảnh hưởng xấu bởi không đủ điều kiện cân nặng tương ứng.
Trẻ tăng chiều cao nhưng không tăng cân có phải bị bệnh không?
Trong một số trường hợp, trẻ gần như không tăng cân trong khi chiều cao vẫn phát triển là dấu hiệu của bệnh. Rối loạn tiêu hóa, u tuyến yên, bệnh về đường ruột/dạ dày, gan/thận có vấn đề… cũng là một số bệnh trẻ dễ mắc phải, biểu hiện ở chỉ số bất thường về chiều cao, cân nặng. Cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế và làm các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh.
Nhiều trường hợp bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân, khi qua tuổi phát triển thì mới thấy con mình thân hình cao kiều nhưng không có cân nặng. Về lâu dài cơ thể ít đề kháng và dễ mắc các bệnh gây suy nhược cơ thể
Cách tăng chiều cao và tăng cân đồng đều cho bé
Chế độ dinh dưỡng
Cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống là điều tiên quyết để ngăn ngừa tình trạng tăng cân và tăng chiều cao không đồng đều. Cha mẹ lưu ý sắp xếp bữa ăn đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với hàm lượng hợp lý. Cải thiện hệ tiêu hóa cho con yêu bằng các thực phẩm có chứa lợi khuẩn, men tiêu hóa.
Mẹ cho con ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, ăn đúng giờ, đủ bữa để trẻ có thói quen ăn uống khoa học. Lưu ý không nên cho trẻ ăn vặt nhiều vì sẽ khiến trẻ no bụng, không còn hứng thú ăn uống khi vào bữa chính. Nếu trẻ đang tăng chiều cao nhanh, tăng cân nặng chậm, hãy bổ sung thêm các chất cần thiết giúp trẻ tăng cân nhanh.
Thực phẩm chức năng
Một số loại thực phẩm chức năng kích thích ăn uống ngon miệng cho trẻ. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng là phương pháp hỗ trợ giúp mẹ chăm sóc con yêu khoa học hơn, cải thiện tiêu hóa để con hấp thụ dinh dưỡng đúng cách. Mẹ lưu ý chọn sản phẩm đảm bảo lành tính và chất lượng để con đạt được hiệu quả tăng cân mà vẫn nâng cao sức khỏe tổng thể.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, mẹ cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần, các loại chứng nhận, phản hồi người dùng… Phụ huynh ưu tiên để con uống thực phẩm chức năng có nguồn gốc thành phần từ thiên nhiên, ngoài chăm sóc xương còn kích thích con ăn ngon, ngủ ngon, tập trung học tập.
Vận động cơ thể
Vận động một cách hợp lý, có kế hoạch rõ ràng, khoa học cũng là điều kiện để trẻ ăn uống ngon miệng, kích thích tiêu hóa tốt. Thời gian vận động có thể diễn ra vào buổi sáng, buổi xế chiều và trước khi đi ngủ. Những thời điểm này, cơ thể vận động đúng cách sẽ đồng thời thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn để trẻ dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng chăm sóc cả về chiều cao và cân nặng.
Ảnh hưởng của cân nặng tới chiều cao như thế nào?
Tình hình cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Những trẻ thiếu cân có cơ thể gầy gò, ốm yếu, không đủ điều kiện dinh dưỡng để nuôi dưỡng và phát triển xương. Do đó, trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng thường cũng chậm lớn, thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa.
Mặt khác, trẻ thừa cân hoặc béo phì có lượng mỡ thừa chèn ép lên xương. Xương bị chèn ép đồng nghĩa với cản trở quá trình tăng trưởng bình thường. Xương không có không gian để hình thành xương mới, kéo dài xương. Trẻ thừa cân bị hạn chế phạm vi hoạt động thân thể, người trở nên ù lì, dễ mắc nhiều bệnh ảnh hưởng đến chiều cao.
Do đó, để phát triển chiều cao thuận lợi, trẻ cần được duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Cân nặng chuẩn cũng đã được liệt kê tương ứng với chiều cao theo từng độ tuổi, cha mẹ theo dõi bảng tiêu chuẩn để so sánh với kết quả hiện tại của con. Thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao của con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Phát triển thể chất ở trẻ em và thanh thiếu niên cần có sự đồng đều. Bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân, hoặc ngược lại trẻ chậm cao nhưng tăng cân nhanh đều là những biểu hiện tiêu cực cần giải quyết. Cha mẹ lưu ý cho con ăn uống cân bằng các chất, vận động thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ để trẻ sớm có ngoại hình như mong muốn nhé.