Chơi thể thao giúp vận động toàn thân, rèn luyện xương khớp và thúc đẩy tăng chiều cao thuận lợi. Trong các môn thể thao, bóng đá là bộ môn cơ bản và phổ biến nhất, đặc biệt được nam giới yêu thích. Vậy chơi bóng đá có tăng chiều cao hay không? Tốc độ tăng chiều cao có dễ dàng như những hình thức tập luyện còn lại? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích sức khỏe mang lại từ bộ môn thể thao “vua” này nhé.
Lợi thế của bóng đá so với môn thể thao khác
Bóng đá từ lâu được xem là môn thể thao vua, phổ biến nhất trong các môn thể thao hiện tại. Bóng đá được nhiều người yêu thích bởi tính chất dễ chơi, rèn luyện tính đồng đội, giải tỏa căng thẳng. Đây cũng là những lợi thế của bóng đá so với các môn thể thao khác. Ngoài ra, bóng đá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nổi bật:
- Chạy bộ liên tục trong vài chục phút chơi bóng đá đòi hỏi người chơi rèn luyện thể lực cao. Qua đó, sức bền được tăng giới hạn so với bình thường.
- Chơi bóng đá giúp bạn tiêu hao lượng mỡ thừa, đồng thời xây dựng cơ bắp săn chắc.
- Trong suốt quá trình chơi, bạn cần chạy bộ và đi bộ liên tục, điều này giúp tim mạch hoạt động năng suất, bảo vệ tim tốt hơn, điều hòa huyết áp…
- Điều chỉnh hơi thở giúp phổi hoạt động tốt hơn, hệ hô hấp được tăng cường chức năng.
- Khả năng phối hợp được phát triển thông qua các động tác phức tạp giữa mắt, tay, chân, vai…
- Trong suốt trận đấu, xương và cột sống nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, giúp tăng cường sức mạnh cho xương.
- Chơi bóng đá rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kiên trì, thư giãn tinh thần… giúp cải thiện chức năng não bộ.
Chơi bóng đá có tăng chiều cao hay không?
Người chơi bóng đá gần như phải sử dụng toàn thân để vận động, đặc biệt là đôi chân. Bạn phải chạy liên tục trên sân với nhiều kiểu chạy khác nhau như chạy nhanh, chạy nước rút… Thông qua đó, xương chân được kích thích để hoạt động năng suất hơn, kéo dài xương tốt hơn.
Bộ môn bóng đá chủ yếu tác động đến phần dưới cơ thể, đặc biệt là các cơ xung quanh đùi, bắp chân, đầu gối. Đặc biệt, khi bạn chạy nước rút, xương chân sẽ hình thành nhiều vết nứt nhỏ. Nhờ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các vết nứt này được bồi đắp để hình thành xương mới, đồng nghĩa với kéo dài xương chân.
Cách chơi bóng đá tăng chiều cao
Thời gian chơi
Đảm bảo thời lượng chơi bóng đá giúp cơ thể được rèn luyện đúng mực, dễ dàng phát triển xương và tăng chiều cao. Một trận đấu chuyên nghiệp thường diễn ra 45 phút/hiệp, thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 15 phút. Trong đời thường, một hiệp đấu có thể diễn ra ít thời gian hơn để đảm bảo sức lực, khoảng 20 – 30 phút/hiệp. Bạn có thể tùy ý lựa chọn thời gian chơi phù hợp với tình trạng cơ thể.
Bạn có thể chơi bóng đá vào buổi sáng hoặc xế chiều đều tốt cho sức khỏe. Tùy vào thời gian sinh hoạt của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn thời điểm chơi phù hợp. Bạn lưu ý nên ăn nhẹ trước khi chơi 45 – 60 phút để có năng lượng vận động liên tục nhé.
Độ tuổi chơi
Trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên là độ tuổi thích hợp để bắt đầu học chơi bóng đá. Ở lứa tuổi này, xương khớp của trẻ đã có sự cứng cáp nhất định, bắt đầu chơi với những động tác cơ bản, nhẹ nhàng sẽ tăng cường dẻo dai, hình thành cơ bắp. Rèn luyện thân thể từ sớm sẽ tạo điều kiện để xương được kích thích tăng trưởng chiều cao tối ưu.
Cường độ tập luyện
Cường độ chơi bóng đá phù hợp với trạng thái cơ thể là 3 – 5 ngày/tuần, 60 phút/ngày. Bạn lưu ý chỉ tập luyện khi cơ thể có điều kiện sức khỏe, không chấn thương, quá mệt mỏi, căng thẳng. Thời gian đầu, bạn có thể làm quen dần với cách chơi bằng cách chơi với cường độ thấp. Sau đó, khi đã có sức bền nhất định, hãy tăng tốc dần.
Xem thêm: Các môn thể thao giúp tăng chiều cao
Những nguy hiểm khi chơi bóng đá
Mặc dù bóng đá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, vẫn có rủi ro có thể gặp phải. Các chấn thương nguy hiểm này thường xảy ra do va chạm giữa những người chơi, kỹ thuật sai cách, hoặc những lý do khách quan liên quan đến sân bóng, thời tiết, hoặc cả do thể lực người chơi. Cùng điểm qua một số nguy hiểm điển hình khi chơi bóng đá sai cách nhé:
Chấn thương đầu
Chấn thương đầu có thể xảy ra khi va đập mạnh với đối thủ hoặc đập đầu vào cột dọc. Một số trường hợp khi bạn bật nhảy tiếp bóng bằng đầu, ngã xuống tiếp đất bằng đầu… với lực mạnh cũng khiến vùng đầu bị chấn thương. Các tổn thương ở mắt, tai, mũi cũng được tính vào chấn thương đầu.
Chấn thương cổ
Nhiều tình huống va chạm khiến cổ bị thương từ nhẹ đến nặng. Ở cổ có nhiều dây thần kinh, đốt sống quan trọng, do đó, chấn thương cổ cũng khá nguy hiểm.
Gãy xương
Va chạm trong bóng đá có thể dẫn đến rạn xương, thậm chí là gãy xương. Trong các chấn thương nghiêm trọng khi chơi bóng đá, gãy xương xảy ra với tỷ lệ khoảng 25%. Một số vị trí xương dễ bị gãy như xương bàn chân, xương sườn, xương bàn tay/bàn chân…
Giãn/Đứt dây chằng
Đây là chấn thương phổ biến nhất ở những người chơi bóng đá thường xuyên. Dây chằng chéo nối giữa xương ống chân và đầu gối xương đùi dễ bị tổn thương nhất bởi đây là bộ phận hoạt động nhiều nhất khi chơi bóng đá. Giãn hoặc đứt dây chằng chéo xảy ra có thể sau khi bạn nhảy cao và tiếp đất, khớp gối mở quá rộng, phần cơ căng quá mức.
Tùy vào tình hình va chạm mà bạn có thể bị đứt 1 phần hoặc hoàn toàn phần dây chằng. Cần có can thiệp phẫu thuật và nghỉ ngơi thời gian dài để phục hồi dây chằng.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị cột sống, chấn thương háng xuất hiện khi người chơi di chuyển quá nhanh hoặc đột ngột thay đổi tư thế sau đó thực hiện một lực mạnh. Các cơ ở hàng, đĩa đệm, cột sống bị áp lực kéo dài sẽ bị tổn thương. Một số người bị thoát vị do luyện tập sai cách chứ không hẳn do va chạm thi đấu. Nếu không xử lý kịp, bạn có thể mất khả năng đi lại và di chuyển bình thường.
Một loại chấn thương khác ở vùng đĩa đệm, đặc biệt là đĩa đệm đầu gối. Mỗi khớp gối của chúng ta tồn tại 2 đĩa đệm được tạo ra bởi các sụn liên kết. Khi bạn co gối để sút bóng sai cách, quá đột ngột, đĩa đệm này sẽ bị ép chặt giữa 2 xương, dẫn đến rách đĩa đệm đầu gối. Biểu hiện của chấn thương này là sưng tấy và đau đớn vùng đầu gối. Vết rách càng lớn thì bạn càng khó khăn khi di chuyển.
Để tránh chấn thương nguy hiểm khi chơi bóng đá, bạn cần tuân thủ một số lưu ý:
- Khởi động kỹ trước khi chơi.
- Tăng dần cường độ tập luyện, không nên tập nặng ngay lập tức mà để cơ thể thích nghi dần.
- Trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ để hạn chế chấn thương.
- Không chơi khi đang có chấn thương cơ xương khớp.
- Uống đủ nước trong và sau khi tập để phục hồi sức lực.
- Không chơi khi bạn có vấn đề về tim mạch, huyết áp.
Xem thêm: Top 11 cầu thủ bóng đá cao nhất Thế Giới
Xem thêm: Top 13 cầu thủ bóng đá cao nhất Việt Nam
Chơi bóng đá kết hợp các yếu tố khác để tăng chiều cao
Sữa dinh dưỡng
Một số loại sữa giúp bổ sung dinh dưỡng để nuôi dưỡng xương đầy đủ, tạo điều kiện để phát triển nhanh chóng về chiều dài. Sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, sữa đậu… là những loại sữa được khuyến khích sử dụng để chăm sóc cơ thể giúp tăng chiều cao. Tuy nhiên, sữa cũng mang theo lượng chất béo nhất định, nên uống sữa không đúng cách cũng có thể gây ra thừa cân béo phì.
Bạn nên chọn loại sữa ít đường hoặc tách hẳn chất béo, sữa có nguồn gốc thực vật như sữa hạt, sữa đậu để an toàn cho cơ thể đang tuổi phát triển. Trước khi chơi bóng đá 45 – 60 phút bạn có thể nạp thêm 1 ly sữa hạt để có năng lượng dồi dào vận động hiệu suất cao.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, với 99% canxi của cơ thể được tìm thấy trong xương và răng. Canxi có thể bổ sung với thực phẩm trong ăn uống hằng ngày như: Cá, tôm, cua, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, hạnh nhân, đậu nành, phô mai, sữa chua, đậu phụ… Bạn lên thực đơn hằng ngày có các thực phẩm này để đảm bảo nhu cầu canxi cho xương phát triển tối ưu.
Thực phẩm chức năng
Trên thực tế, mặc dù canxi được bổ sung qua các bữa ăn nhưng chế độ bảo quản, chế biến không đảm bảo khiến lượng canxi không còn dồi dào như ban đầu. Do đó, bạn cần tìm cách bù đắp canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Sử dụng thực phẩm chức năng đang là phương pháp bổ sung chất được nhiều người tin dùng do nhanh gọn, hiệu quả cao.
Đây là các sản phẩm được nghiên cứu bảng thành phần bao gồm các chất quan trọng chăm sóc xương. Sản phẩm chất lượng sẽ có thành phần tối ưu hỗ trợ hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể, tránh các tình trạng lắng đọng, dư thừa hoặc bài tiết nhanh. Bạn cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo uy tín, thương hiệu được ưa chuộng trên thị trường.
Ngoài ra, để đảm bảo lành tính và hiệu quả, bạn ưu tiên chọn sản phẩm đã trải qua kiểm định về quy trình sản xuất, chất lượng thành phẩm. Những thành phần có nguồn gốc thiên nhiên cũng nên được ưu tiên để bảo vệ sức khỏe người uống.
Chơi thể thao giúp bạn rèn luyện thân thể và đảm bảo 20% khả năng phát triển chiều cao. Trẻ em và thanh thiếu niên đang tuổi tăng chiều cao có thể học chơi bóng đá và duy trì tập luyện thường xuyên để cải thiện chiều dài xương. Bên cạnh đó, bạn không quên kết hợp ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và bù đắp dưỡng chất bằng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung để sớm cao nhanh, cao hết tiềm năng nhé.