Vận động, tập thể dục thể thao là một những phương pháp hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ em trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Hiện nay, có nhiều hình thức vận động trong đó nhảy dây được các chuyên gia đánh giá là tác động đến hệ xương, sụn hỗ trợ phát chiều cao đặc biệt là trẻ em ở tuổi dậy thì.
Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một vóc dáng cao lớn và khỏe mạnh. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ thường hay bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua những bữa ăn đồng thời hướng con trẻ đến những bài tập thể dục thể thao.
Nhảy dây có lẽ là bài tập được nhiều phụ huynh định hướng cho con em mình. Đây là hình thức thể thao dễ thực hiện, phù hợp với mọi độ tuổi lại không tốn kém, an toàn và có thể tập ở bất kỳ thời gian, không gian nào chỉ cần 1 đoạn dây chuyên dụng là bạn đã có thể rèn luyện được sức khỏe cho bản thân. Thế nhưng nhảy dây có tác động đến chiều cao không? Bài viết sau đây của Lamsaodecao sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về điều này
Nhảy dây có giúp tăng chiều cao không?
Khi thực hiện động tác nhảy dây, các hệ cơ, xương, khớp ở tay, chân, cột sống được hoạt động một cách nhịp nhàng và linh hoạt giúp cho các hệ này phát triển. Đặc biệt, sự vận động nhịp nhàng lên xuống kết hợp với sức bật sẽ giúp cho cột sống phát triển, các đốt sống lưng và hệ xương giãn nở tạo sự dẻo dai và dài ra. Những người thường xuyên nhảy dây sẽ có chiều cao vượt trội hơn so với những người không bao giờ sử dụng hình thức vận động này. Nói tóm lại, nhảy dây sẽ giúp cho hệ xương phát triển, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng.
Nhảy dây chỉ phát huy tối đa tác dụng với hệ xương và chiều cao ở trẻ em tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn cơ thể phát triển đặc biệt là hệ xương sụn. Nếu trẻ em tuổi dậy thì nhảy dây trong giai đoạn này chiều cao sẽ tăng trưởng đáng kể. Do đó, các bậc phụ huynh nên hướng con mình nhảy dây để phát triển về cả chiều cao lẫn sức khỏe.
Kỹ thuật nhảy dây đúng cách giúp tăng chiều cao
Nhảy dây hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển chiều cao tuy nhiên nó chỉ thật sự phát huy tác dụng khi bạn thực hiện đúng cách. Để có những bài tập nhảy dây đúng, hiệu quả, đầu tiên bạn cần mua cho mình một sợi dây nhảy chuyên dụng. Dây nhảy cần mềm, có tay cần chắc chắn, độ dài phù hợp với chiều cao. Tiếp theo, bạn cần lựa chọn một không gian thoáng, không có nhiều chướng ngại vật nếu ở công viên có nhiều cây xanh thì càng tốt.
Ngoài ra, bạn không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi tập nhảy dây, tốt nhất là nên tập sau bữa ăn 1,5 tiếng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp và cả hệ tiêu hóa của trẻ.
Trước khi bước vào bài tập nhảy dây, bạn nên khởi động nhẹ bằng các động tác giãn cơ tay, chân trong vòng 5 phút để cơ thể dần thích nghi với cường độ nhảy tiếp theo.
Kỹ thuật nhảy dây được thực hiện như sau: bạn nên nhảy theo kiểu 2 chân tiếp đất, nhảy một chân, nhảy lò cò, nhảy nâng cao đùi, nhảy gót chạm mông luân phiên, đan xen lẫn nhau. Các hình thức nhảy kết hợp luân phiên lẫn nhau sẽ giúp thúc đẩy hệ xương khớp một cách toàn diện hơn. Đặc biệt, bạn có thể nhảy nâng cao đùi và gót chạm mông nhiều hơn vì đây là 2 hình thức tác động đến xương cột sống nhiều hơn và cũng thúc đẩy tăng chiều cao nhanh hơn.
Về tốc độ nhảy, bạn nên đa dạng các tốc độ. Khi mới bắt đầu bước vào tập luyện, bạn có thể tập với tốc độ vừa phải khoảng 60 – 70 lần trên mỗi phút và thực hiện trong khoảng thời gian 3 phút.
Khi cơ thể đã dần thích nghi, bạn bắt đầu tăng tốc lên 140 – 160 lần trên một phút. Trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chăm chỉ tập luyện nhảy dây trong vòng 6 tháng sẽ nhận thấy sự thay đổi trong chiều cao một cách đáng kể.
Lợi ích của nhảy dây đối với sức khỏe
Nhảy dây sẽ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Nếu thực hiện nhảy dây trong 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ giải phóng 450 calo. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhảy dây trong 10 phút sẽ giải phóng calo tương đương với 30 phút chạy bộ hoặc 20 phút khiêu vũ thể thao.
Nhảy dây được cho là bộ môn có khả năng đốt cháy năng lượng tương đương với chạy bộ, đạp xe, bơi lội và aerobic. Với khả năng giải phóng năng lượng cao, nhảy dây sẽ giúp bạn đánh tan mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng.
Như đã nói ở trên, nhảy dây giúp tăng cường mật độ xương. Với động tác nhún nhảy lên xuống, hệ xương xương khớp của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Hình thức nhảy dây được cho là hiệu quả cao hơn cả chạy bộ trong quá trình giúp tăng cường mật độ xương cho cả người lớn và trẻ em.
Theo nghiên cứu của Đại học Y học Thể thao Mỹ, nhảy dây rất tốt cho hệ tim mạch và phổi. Nếu bạn thực hiện nhảy dây 4 ngày mỗi tuần, mỗi lần 12 – 20 phút, bạn sẽ thật sự có một trái tim khỏe mạnh, trách được các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Nhảy dây là một trong những hình thức ảnh hưởng đến bán cầu não trái, phải của con người. Đây chính là cách để bạn tăng cường nhận thức, cải thiện trí nhớ, tập trung và tỉnh táo hơn trong công việc, học tập. Nhảy dây là mô hình vận động phối hợp giao tiếp giữa hệ thần kinh đến tay, chân mang lại sức khỏe tốt cho não bộ.
Nhảy dây cũng giúp cho quá trình tăng cơ, hỗ trợ tăng cân ở người gầy. Động tác nhảy dây sẽ làm tăng khối lượng nạc ở một số cơ trên cơ thể. Quá trình vận động nhịp nhàng lên xuống sẽ góp phần làm săn chắc các cơ trên cơ thể.
Ngoài ra, nhảy dây còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, tăng sự linh hoạt và phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng cường hiệu quả hơi thở, giảm chấn thương bàn chân và mắt cá…
Video hướng dẫn bài tập nhảy dây tăng chiều cao
Nhảy dây bao nhiêu một ngày để tăng chiều cao?
Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể đặc biệt là chiều cao thế nhưng về mật độ tập luyện như thế nào để phát huy hiệu quả là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Trong thời gian mới bắt đầu tập luyện, bạn nên tập khoảng 50 lần/phút trong 15 ngày đầu tiên. Tiếp sau đó, bạn cần dần tăng lên 70 – 100 lần/phút.
Khi đã dần quen với cường độ tập luyện, bạn có thể tăng lên nhiều hơn. Khi lựa chọn nhảy dây để tăng chiều cao, bạn cần kiên trì tập luyện trong thời gian 3 – 7 tháng thì mới có tác dụng cao.
Bạn đừng nên nhảy dây vào tất cả các ngày trong tuần, chỉ nên nhảy 3 – 4 lần một tuần, mỗi lần nhảy trong 30 phút. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi và hệ xương phát triển.
Thời gian nhảy cao để tăng chiều cao
Khoảng thời gian lý tưởng để bạn tập nhảy dây hỗ trợ chiều cao phát triển là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Sau khi nhảy xong, 30 phút sau bạn nên nạp năng lượng và uống nước cho cơ thể vì quá trình vận động khiến cơ thể tiêu hao calo lớn.
Ngoài lưu ý về mặt thời gian, bạn hãy chú ý thêm những điểm sau để nhảy dây tăng chiều cao một cách hiệu quả:
- Chuẩn bị đồ tập thoải mái, đặc biệt là một đôi giày mềm mại, có độ ma sát tốt để bảo vệ đôi chân và tránh tổn thương khi tập.
- Không nên tập sau khi vừa ăn vì nhảy dây sẽ khiến bạn bị sốc hông, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Không nên tập quá muộn, lúc này nhiều cơ quan trong cơ thể đã bước vào thời gian nghỉ, nếu bạn vẫn cố tập sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Đừng quên khởi động trước khi tập, vì cũng như những môn thể thao tăng chiều cao khác, nếu bạn không khởi động, cơ thể sẽ không kịp thích ứng với cường độ tập sẽ không tốt.
- Trước khi kết thúc bài tập nhảy dây tăng chiều cao này, hãy chú ý giảm tốc độ nhảy rồi mới từ từ dừng hẳn.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà mình muốn giới thiệu với các bạn về nhảy dây và tác dụng của môn thể thao này đối với sự phát triển chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nhảy dây là một hình thức vận động hiệu quả để hỗ trợ chiều cao phát triển đặc biệt là trẻ em ở tuổi dậy thì. Các bậc cha mẹ nên đưa nhảy dây vào phương pháp vận động cho trẻ em để có được chiều cao phát triển vượt trội.