Để giúp con “thoát lùn” thành công, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dưỡng chất tăng chiều cao cần thiết sau đây, bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nắm chắc 32% cơ hội sở hữu được chiều cao lý tưởng đến khi trưởng thành. Để giúp con phát triển chiều cao tối ưu, thì các mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất Làm sao để cao chia sẻ sau đây nhé!
Tổng hợp các chất tăng chiều cao tốt cho sức khỏe
Canxi
Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất cần được bổ sung đủ nếu muốn chiều cao tăng trưởng nhanh chóng. Canxi tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể bao gồm: Hoạt động của Enzym, dẫn truyền thần kinh, chức năng của hormone, sự co cơ, đông máu, đặc biệt là có mặt trong cấu trúc hệ xương. 99% lượng Canxi tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay. 1% còn lại nằm ở trong máu.
Trong hệ xương, hàm lượng Canxi cao hay thấp quyết định độ chắc khỏe, mật độ xương và khả năng phát triển của xương, tăng trưởng chiều cao. Nếu thiếu chất này, đối với trẻ em có thể dẫn đến còi xương, yếu xương, cơ thể ốm yếu, thấp bé. Đối với người lớn, không bổ sung đủ Canxi, xương dễ gặp phải tình trạng mất xương, loãng xương dẫn đến đau nhức, vận động khó khăn.
Nhu cầu Canxi cần thiết mỗi ngày thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Theo Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hàm lượng Canxi cần bổ sung mỗi ngày ở từng độ tuổi được thể hiện trong bảng sau:
Tuổi | Nam giới | Nữ giới | Có thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 200 mg | 200 mg | ||
7-12 tháng | 260 mg | 260 mg | ||
1-3 tuổi | 700 mg | 700 mg | ||
4-8 tuổi | 1000 mg | 1000 mg | ||
9-13 tuổi | 1300 mg | 1300 mg | ||
14-18 tuổi | 1300 mg | 1300 mg | 1300 mg | 1300 mg |
19-50 tuổi | 1000 mg | 1000 mg | 1000 mg | 1000 mg |
51-70 tuổi | 1000 mg | 1200 mg | ||
Trên 71 tuổi | 1200 mg | 1200 mg |
Bảng hàm lượng Canxi cần bổ sung ở mỗi giai đoạn phát triển
Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu nành, rau bina, bông cải xanh… Vì thế hàng ngày mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn để giúp con có được đủ hàm lượng Canxi cần thiết, hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tối đa.
Vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi và phốt pho, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ xương, giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng thuận lợi cả về chiều dài và chiều dày. Đồng thời, loại vitamin này còn tăng cường sự tổng hợp protein, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất này một cách tối đa.
Bên cạnh đó, nó tham gia vào quá trình kiểm soát nồng độ Canxi trong máu, điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp… và phòng chống ung thư.
Khi bổ sung không đủ hàm lượng vitamin D theo khuyến nghị có thể khiến xương bị thiếu hụt Canxi, phốt pho dù chế độ dinh dưỡng giàu các dưỡng chất này. Vitamin D đóng vai trò như một “shipper” đưa Canxi và phốt pho đến đúng đích là xương, không bị “đi lạc” hoặc đào thải ngược ra ngoài. Do đó, cung cấp đủ vitamin D có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao cũng như sức khỏe hệ xương khớp.
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, hàm lượng vitamin D khuyến nghị theo từng giai đoạn phát triển như sau:
Độ tuổi | Hàm lượng vitamin D khuyến nghị/ngày (IU) |
1-3 tuổi | 400 |
4-8 tuổi | 400 |
9-18 tuổi | 400 |
19-49 tuổi | 400-800 |
Trên 50 tuổi | 800-1000 |
Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng những thực phẩm như: Bơ, sữa, phô mai, cá hồi… Tắm nắng là cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Làn da có thể tự sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên cho con tắm nắng từ 15-20 phút vào thời điểm trước 8h sáng và sau 4h chiều, lúc cường độ tia cực tím trong ánh nắng thấp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về da, suy giảm sức khỏe.
Phốt pho
Phốt pho là nguyên tố hoạt động năng nổ thứ hai, sau Canxi, trong cơ thể người. Phốt pho tham gia kết hợp với Canxi để tạo xương mới. Ngoài ra, khoáng chất này còn tham gia vào cấu trúc axit nucleic và màng tế bào, góp sức trong quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể.
Khi mức phốt pho trong cơ thể quá thấp có thể gây ra hạ phốt pho máu, khiến mức năng lượng giảm xuống, gây yếu cơ, mệt mỏi, giảm khả năng chịu đựng khi tập thể dục. Đặc biệt, không đủ phốt pho có thể gây ra yếu xương, mềm hơn, trẻ em tăng trưởng chiều cao kém, người lớn bị đau cơ, khớp.
Nếu muốn trẻ tăng trưởng chiều cao tốt, chỉ bổ sung Canxi là chưa đủ, mà cần phải cung cấp đủ lượng phốt pho cần thiết để quá trình tạo xương mới diễn ra thuận lợi.
Hàm lượng phốt pho cần thiết thay đổi tùy theo độ tuổi:
Độ tuổi | Hàm lượng (mg) |
0-6 tháng | 100 |
7-12 tháng | 275 |
1-3 tuổi | 460 |
4-8 tuổi | 500 |
9-18 tuổi | 1250 |
19 tuổi trở lên | 700 |
Để bổ sung phốt pho cho con phát triển chiều cao tốt, các bạn nên cho trẻ ăn thịt gia cầm, cá, sữa, trứng, ngũ cốc, hoa quả sấy khô, các loại hạt, đậu hàng ngày, cá …
Kẽm
Kẽm kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase trong tế bào tạo xương, đồng thời kích thích tổng hợp protein tế bào. Bên cạnh đó, kẽm ức chế sự tiêu xương của tế bào hủy xương bằng cách cản trở sự hình thành tế bào giống như tế bào hủy xương từ các tế bào tủy.
Kẽm đóng vai trò trong việc bảo tồn khối lượng xương. AHZ là một hợp chất kẽm, trong đó kẽm được chuyển hóa thành β ‐ alanyl ‐ L ‐ histidine. Tác dụng kích thích của AHZ đối với sự hình thành xương mạnh hơn của kẽm sulfat. AHZ hỗ trợ phục hồi tốt đối với chứng loãng xương với các tình trạng sinh lý bệnh khác nhau.
Một khi thiếu chất này trẻ có thể chậm phát triển thể lực, chậm phát triển tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, dễ bị nhiễm khuẩn, biếng ăn, suy dinh dưỡng thậm chí kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe.
Do vậy, trẻ cần được bổ sung kẽm một cách đầy đủ và hợp lý để có thể phát triển chiều cao tối ưu. Hàm lượng kẽm cần bổ sung hàng ngày (RDI) là 11 mg cho nam giới trưởng thành và 8 mg cho phụ nữ trưởng thành. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêu thụ lần lượt 11 và 12 mg mỗi ngày
Để bổ sung kẽm cho con, bố mẹ không nên bỏ qua những thực phẩm như: Thịt, trứng, cá, hàu, sò…
Vitamin A
Nhắc đến vitamin A, nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ đến sức khỏe mắt. Tuy nhiên, đây cũng là một loại vitamin có vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Vitamin A giúp cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ phát triển răng và mô ngoài xương, xây dựng cấu trúc cơ thể, sửa chữa xương, cơ, mô trong trường hợp xảy ra tổn thương do ngã, tai nạn.
Vitamin A cũng tham gia thúc đẩy tăng trưởng của màng mềm và tế bào da. Những lợi ích này rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên.
Hàm lượng vitamin A theo độ tuổi theo khuyến cáo của Viện y học Hoa Kỳ: Ban thực phẩm và dinh dưỡng.
Tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 400 mcg RAE | 400 mcg RAE | ||
7-12 tháng | 500 mcg RAE | 500 mcg RAE | ||
1-3 tuổi | 300 mcg RAE | 300 mcg RAE | ||
4-8 tuổi | 400 mcg RAE | 400 mcg RAE | ||
9-13 tuổi | 600 mcg RAE | 600 mcg RAE | ||
14 – 18 tuổi | 900 mcg RAE | 700 mcg RAE | 750 mcg RAE | 1200 mcg RAE |
19-50 tuổi | 900 mcg RAE | 700 mcg RAE | 770 mcg RAE | 1300 mcg RAE |
Trên 51 tuổi | 900 mcg RAE | 700 mcg RAE |
Các bậc phụ huynh cần bổ sung vitamin A cho bé nhằm hỗ trợ phát triển chiều cao và bảo vệ mắt bằng các thực phẩm quen thuộc như: Cà rốt, đu đủ, bí đỏ, cải bó xôi, gan bò, khoai lang, cá trích, xoài, trứng…
I ốt
I ốt là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chiều cao cho trẻ. Khi thiếu chất này trẻ không những chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, mà khả năng nói sau này cũng bị ảnh hưởng.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 246 trẻ em tróm từ 4 – 15 tuổi cho thấy trẻ em không được bổ sung đủ hàm lượng I ốt tối thiểu có dấu hiệu thấp còi.
Hàm lượng I ốt cần bổ sung thay đổi theo độ tuổi:
Độ tuổi | Hàm lượng |
0-6 tháng tuổi | 90 μg |
7-12 tháng tuổi | 110 μg |
1-8 tuổi | 90 μg |
9-13 tuổi | 120 μg |
14 tuổi trở lên nhưng không mang thai và cho con bú | 150 μg |
Phụ nữ đang mang thai, cố gắng mang thai | 220 μg |
Phụ nữ đang cho con bú | 270 μg |
Phụ huynh có thể bổ sung i ốt cho con thông qua các thực phẩm như: Hải sản, rong biển, rau xanh đậm, bánh ì đóng gói, cá có vảy, trứng, thịt, sữa…
Vitamin K
Vitamin K cũng là một trong những dưỡng chất có tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của mỗi người, tham gia vào quá trình hình thành protein và hấp thụ canxi trong chế độ ăn uống hằng ngày. Trong một nghiên cứu đã có thấy tình trạng vitamin K trong cơ thể liên quan đến hàm lượng khoáng chất trong xương ở thời thơ ấu.
Vitamin K sẽ kích hoạt protein osteocalcin – chất cần thiết để cơ thể điều hòa Canxi trong mô xương. Khi không bổ sung đủ vitamin K, osteocalcin hoạt động không hiệu quả, khối lượng xương đỉnh bị tổn hại, cản trở sự phát triển của xương của giai đoạn thơ ấu và giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương khi già đi.
Ngoài ra, vitamin K cần thiết để kích hoạt protein nền GLA (MGP) ức chế quá trình vôi hóa mạch máu, giữ Canxi trong xương và ra khỏi động mạch của cơ thể.
Theo khuyến cáo của các hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ và Canada, hàm lượng vitamin K trung bình mỗi ngày nên bổ sung như sau:
Tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 2 mcg | 2 mcg | ||
7-12 tháng | 2.5 mcg | 2.5 mcg | ||
1-3 tuổi | 30 mcg | 30 mcg | ||
4-8 tuổi | 55 mcg | 55 mcg | ||
9-13 tuổi | 60 mcg | 60 mcg | ||
14-18 tuổi | 75 mcg | 75 mcg | 75 mcg | 75 mcg |
Trên 19 tuổi | 120 mcg | 90 mcg | 90 mcg | 90 mcg |
Để bổ sung vitamin K cho cơ thể, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin K như thịt gà, gan, kiwi, quả bơ, cải bó xôi…vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.
Vitamin C
Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Loại vitamin này hỗ trợ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ mới có thể hấp thụ hết được các chất dinh dưỡng nạp vào, thúc đẩy sự phát triển của xương. Ngoài ra, vitamin C còn cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Hàm lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi.
Độ tuổi | Hàm lượng |
0-6 tháng | 40 mg |
7-12 tháng | 50mg |
1-3 tuổi | 15 mg |
4-8 tuổi | 25 mg |
9-13 tuổi | 45 mg |
14-18 tuổi (nữ) | 65 mg |
14-18 tuổi (nam) | 75mg |
Trên 18 tuổi (nữ) | 75 mg |
Trên 18 tuổi (nam) | 90 mg |
Phụ nữ đang mang thai | 85 mg |
Phụ nữ đang cho con bú | 120 mg |
Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bố mẹ có thể cho con ăn các thực phẩm như cam quýt, ổi, cà chua, các loại quả mọng, dâu tây, dưa hấu, khoai tây, bông cải xanh, cà chua, …
Vitamin B1 (Thiamine)
Vitamin B1 giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường bổ sung máu tới các cơ quan, góp phần vào sự phát triển của cơ thể, cải thiện sức khỏe tim và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn. Vì thế nó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và giúp cơ thể cao hơn.
Hàm lượng vitamin B1 cần đáp ứng mỗi ngày theo độ tuổi
Tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 0.2 mg | 0.2 mg | ||
7-12 tháng | 0.3 mg | 0.3 mg | ||
1-3 tuổi | 0.5 mg | 0.5 mg | ||
4-8 tuổi | 0.6 mg | 0.6 mg | ||
9-13 tuổi | 0.9 mg | 0.9 mg | ||
14-18 tuổi | 1.2 mg | 1.0 mg | 1.4 mg | 1.4 mg |
19 – 50 tuổi | 1.2 mg | 1.1 mg | 1.4 mg | 1.4 mg |
Trên 51 tuổi | 1.2 mg | 1.1 mg |
Vitamin B1 có nhiều trong đậu phộng, đậu nành, gạo, yến mạch, thịt lợn, các loại hạt, quả hạch, trứng… và các loại thịt gia cầm. Vì vậy hàng ngày, phụ huynh hãy bổ sung vitamin B1 qua các loại thực phẩm này cho trẻ nhé!
Vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 là thành phần thiết yếu của hai coenzyme: flavin mononucleotide (FMN; còn được gọi là riboflavin-5′-phosphate) và flavin adenine dinucleotide (FAD). Các coenzyme này đóng vai trò chính trong sản xuất năng lượng, chức năng tế bào, tăng trưởng và phát triển, chuyển hóa chất béo, thuốc và steroid. Do đó, vitamin B2 cũng là một vitamin quan trọng giúp trẻ tăng trưởng cao thuận lợi, hỗ trợ cho sự phát triển của da, móng tay, xương và tóc.
Khuyến nghị hàm lượng vitamin B2 theo độ tuổi:
Tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 0.3 mg | 0.3 mg | ||
7-12 tháng | 0.4 mg | 0.4 mg | ||
1-3 tuổi | 0.5 mg | 0.5 mg | ||
4-8 tuổi | 0.6 mg | 0.6 mg | ||
9-13 tuổi | 0.9 mg | 0.9 mg | ||
14-18 tuổi | 1.3 mg | 1.0 mg | 1.4 mg | 1.6 mg |
19-51 tuổi | 1.3 mg | 1.1 mg | 1.4 mg | 1.6 mg |
Trên 51 tuổi | 1.3 mg | 1.1 mg |
Để bổ sung vitamin này, phụ huynh hãy tăng cường ăn rau lá xanh, trứng, cá, sữa, yến mạch, thịt bò, hạnh nhân, nấm, trứng, rau bi na… trong thực đơn dinh dưỡng của con em mình hằng ngày.
Protein
Protein là một dưỡng chất quan trọng có vai trò xây dựng và sửa chữa các mô bị tổn thương. Vào cơ thể, protein khi đi vào sẽ chuyển hóa thành các axit amin. Các axit amin này là nguyên liệu thô để cơ thể xây dựng các tế bào và mô mới.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em được cho ăn thức ăn giàu protein, đặc biệt là protein động vật, có chiều cao bình thường thậm chí cao hơn so với trẻ cùng tuổi. Trong khi đó, những trẻ không được cung cấp đủ lượng protein sẽ có xu hướng thấp hơn.
Nhu cầu đạm theo tuổi của trẻ, cụ thể là:
Độ tuổi | Hàm lượng/ngày |
1-3 tuổi | 13 g |
4-8 tuổi | 19 g |
9-13 tuổi | 34 g |
14-18 tuổi (nữ) | 46 g |
14 – 18 tuổi (nam) | 52 g |
19-70 tuổi (nữ) | 46 g |
19 – 70 tuổi (nam) | 56 g |
Thực phẩm giàu protein mà bố mẹ không nên bỏ lỡ: Trứng, sữa, ức gà, phô mai, thịt bò, cá ngừ, tôm, bơ đậu phộng, đậu nành, ngũ cốc…
Sắt
Sắt tham gia vào thành phần của nhiều enzyme tham gia tổng hợp DNA, hô hấp ti thể, vận chuyển oxy, hình thành hormone và chuyển hóa tế bào. Khoảng 70% sắt trong cơ thể ở dạng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là chất có chức năng phân phối thức ăn và oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người mỗi năm, đặc biệt nguy hiểm đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng cũng như trí não của trẻ em và thanh thiếu niên.
Sắt cũng cần thiết cho trẻ em đang lớn. Theo tài liệu về một nghiên cứu được thực hiện ở Shaarawy do Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cung cấp cho thấy trẻ em thiếu sắt có chiều cao thấp hơn so với nhóm trẻ được cung cấp đủ sắt.
Độ tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
0-6 tháng | 0.27 mg | 0.27 mg | ||
7-12 tháng | 11 mg | 11 mg | ||
1-3 tuổi | 7 mg | 7 mg | ||
4-8 tuổi | 10 mg | 10 mg | ||
9-13 tuổi | 8 mg | 8 mg | ||
14 – 18 tuổi | 11 mg | 15 mg | 27 mg | 10 mg |
19 – 50 tuổi | 8 mg | 18 mg | 27 mg | 9 mg |
Trên 51 tuổi | 8 mg | 8 mg |
Trên đây là những dưỡng chất tăng chiều cao dành cho trẻ nhỏ mà các mẹ cần hết sức chú ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, góp phần rất lớn trong việc đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.
Hầu hết các dưỡng chất tăng chiều cao đều có trong thực phẩm tự nhiên. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, cân bằng là cách bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm giúp trẻ có thể sở hữu chiều cao nổi bật. Tuy nhiên, đặc thù công việc và nhịp sống hiện đại hối hả, không nhiều người đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống.
Lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các dưỡng chất hỗ trợ phát triển chiều cao là phương án hữu hiệu để vừa cung cấp dinh dưỡng dồi dào vừa tiết kiệm thời gian, thuận tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tìm hiểu kỹ công thức của mỗi loại TPBVSK, chọn nhà sản xuất và phân phối uy tín, sản phẩm được nhiều tiêu dùng đánh giá cao là lựa chọn tối ưu nhất để chăm sóc chiều cao và sức khỏe cho con em mình.
Thời gian qua, TPBVSK có nguồn gốc từ Mỹ hiện đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của các bậc phụ huynh. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Mỹ là quốc gia đi đầu về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Mỹ cũng quy tụ đội ngũ nhân lực trình độ cao. Do đó, các bậc phụ huynh có thể an tâm tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có xuất xứ từ Mỹ cho con em mình sử dụng nhằm thúc đẩy chiều cao tăng trưởng mạnh mẽ, đạt được chiều cao nổi bật khi trưởng thành.
- Tin liên quan: Thực đơn tăng chiều cao đem lại hiệu quả rõ rệt!