Trẻ chậm phát triển chiều cao khiến cha mẹ lo lắng, hoang mang. Vậy nếu chiều cao tăng trưởng một cách vượt trội, bất thường, có là điều đáng mừng? Những nguyên nhân và dấu hiệu cho việc trẻ tăng chiều cao bất thường? Hãy cùng Làm sao để cao tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Trung bình mỗi năm trẻ tăng bao nhiêu cm?
Quá trình phát triển chiều cao của trẻ thường trải qua 3 giai đoạn chính là giai đoạn bào thai – giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
- Trong 1000 ngày đầu đời, chiều cao của trẻ phát triển nhanh chóng trong khoảng từ 42 – 52cm.
- Tiếp đến, trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi sẽ được phân ra từng cột mốc nhỏ cho sự thay đổi chiều cao. Với năm thứ nhất, tỷ lệ tăng chiều cao từ 20 – 25cm, năm thứ hai tăng 12cm và năm thứ ba là 7cm.
- Ở độ tuổi từ 4 – 11 tuổi, mỗi năm trẻ có thể tăng thêm 6cm. Đến giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển chiều cao từ 11 – 18 tuổi, trẻ có thể gia tăng từ 8 – 12cm/năm.
Đây là những chỉ số thống kê từ các nhà nghiên cứu cho tốc độ phát triển chiều cao ở trẻ. Qua độ tuổi dậy thì, chiều cao con người rất khó phát triển bứt tốc như trước, một số trường hợp đã ghi nhận chỉ có thể tăng thêm đến năm 25 tuổi với 1 – 3cm/năm.
Bước qua độ tuổi 18, sụn tiếp hợp ở vùng sụn chuyên biệt – nơi kéo dài xương sẽ diễn ra tình trạng cốt hoá xương. Dưới tác động của nhiều yếu tố, quá trình sản sinh hormone tăng trưởng không còn hoạt động mạnh mẽ, khiến chiều cao con người chững lại hoàn toàn.
Chiều cao tăng bao nhiêu cm trong một năm là bất thường?
Phát triển chiều cao vượt trội là mong muốn của nhiều người, tuy nhiên tăng trưởng một cách bất thường sẽ là một mối nguy hại cho sức khỏe. Trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp tăng chiều cao bất thường trên 2m. Tháng 10 năm 2021, kỷ lục Guiness đã công bố Rumeysa Gelgi (Thổ Nhĩ Kỳ) là người phụ nữ cao nhất thế giới khi sở hữu chiều cao gần 2m16. Ở nam giới cũng đã ghi nhận Sultan Kosen (Thổ Nhĩ Kỳ) với chiều cao 2m51.
Theo nhiều nghiên cứu đã đưa ra số liệu, chiều cao phát triển trên 18cm/năm ở độ tuổi từ 4 – 18 tuổi được xem là dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ có tốc độ phát triển chiều cao quá nhanh chóng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ tăng chiều cao bất thường
Tốc độ gia tăng chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và vận động. Tuy nhiên, tăng trưởng quá mức theo các bác sĩ là biểu hiện của bệnh lý u tuyến yên. Đây là nơi để sản sinh ra hormone tăng trưởng GH (growth hormone) kích thích tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó còn tác động gián tiếp đến các mô tế bào xương.
Những bệnh nhân được xác định là u tuyến yên sẽ có các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc, làn da xuất hiện các mảng bầm tím… Khi nồng độ hormone tăng cao sẽ làm biến dạng một số bộ phận như mặt thô, đầu to, bàn chân bè, răng không đều, đổ mồ hôi nhiều, huyết áp tăng cao. Căn bệnh này rất dễ gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên với các biến chứng nguy hiểm như mất đi thị lực, thần kinh bị tổn thương. Chính vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu tăng chiều cao bất thường, cha mẹ không nên lơ là, chủ quan.
Chiều cao tăng đột biến không những khiến trẻ gặp những bất lợi trong việc di chuyển, đi lại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ như:
- Đối với nữ giới, sự phát triển chiều cao quá mức hay sản sinh nội tiết tố tăng trưởng sẽ gây ra sự rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, vô sinh. Đối với nam giới có thể lâm vào tình trạng giảm cương cứng, bất lực.
- Chiều cao tăng đột biến cũng khiến cho tuổi thọ bị giảm sút trầm trọng. Theo các giáo sư ở Đại học Y tế Công cộng và Chính sách Y tế New York Mỹ đã cho ra kết luận người có chỉ số chiều cao bất thường sẽ ít sống thọ hơn với người có chiều cao trung bình hay thấp.
- Không những tuổi thọ thấp, người có chiều cao đột biến sẽ có nguy cơ bị ung thư cao. Bởi cơ thể sẽ sản sinh ra vô số tế bào từ đó dẫn đến tình trạng trạng đột biến gây ra ung thư cũng có gấp đôi.
- Những người sở hữu chiều cao vượt trội sẽ có mức thân nhiệt khác với người thường. Đặc biệt trong quá trình vận động, luyện tập thể dục, thể thao rất dễ bị đột quỵ do cơ thể bị sốc nhiệt hay kiệt sức.
- Sở hữu chiều cao bất thường sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình di chuyển, đi lại đứng ngồi. Phần cổ, lưng và cột sống sẽ chịu nhiều trọng lực, đè nén rất dễ dẫn đến tình trạng gãy xương.
Cách chữa trị cho trẻ tăng chiều cao đột biến
Khi phát hiện những triệu chứng khác thường của quá trình tăng chiều cao, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhanh chóng có các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán là bệnh u tuyến yên, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành chụp sọ não MRI.
Hiện nay để để trị bệnh u tuyến yên các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi thông qua đường mũi để cắt bỏ khối u. Nếu được chẩn đoán là khối u ác tính, các bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng dao gamma. Với các tia phóng xạ được chiếu vào khối u từ nhiều phía nhằm triệt tiêu tận gốc các tế bào đột biến.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây để ngăn chặn tình trạng gia tăng hormone tăng trưởng quá mức ở trẻ:
- Lên lịch khám sức khỏe định kỳ hằng năm từ 1 – 2 lần, giúp cha mẹ phát hiện những biểu hiện bất thường ở trẻ.
- Nâng cao thói quen rèn luyện thân thể với các bộ môn thể thao trong nhà hay ngoài trời, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy, thuốc lá…
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn ăn, thực phẩm chế biến sẵn nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Nên bổ sung chế độ ăn khoa học, hợp lý, cân bằng dinh dưỡng các nhóm chất.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, lạm dụng các thiết bị điện tử.
Xem thêm: Cách giúp trẻ tăng chiều cao đúng cách
Chiều cao phát triển đến bao nhiêu là đúng chuẩn?
Để theo dõi quá trình phát triển của con, cha mẹ nên chú ý đến hai chỉ số về cân nặng và chiều cao. Tuỳ theo độ tuổi và giới tính chiều cao của năm và nữ giới sẽ có sự chênh lệch do cấu trúc của hệ khung xương.
Chiều cao chuẩn của nam giới
Đối với nam giới ở độ tuổi 20 sẽ có chiều cao đạt tiêu chuẩn theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) là 1m77 – cân nặng 70,3 kg. Tuỳ theo chủng tộc người, điều kiện và môi trường sống, sinh hoạt ở từng quốc gia, chỉ số trên có thể giảm hoặc gia tăng thêm vài cm.
Theo các số liệu về chiều cao dân số các nước trên thế giới, chúng ta có thể thấy đa số chiều cao trung bình của người dân châu Âu sẽ có phần nhỉnh hơn so với chiều cao trung bình của người châu Á. Một số nước đang nắm vị trí cao nhất thế giới như Hà Lan, Montenegro, Đan Mạch, Na Uy, Cộng hoà Séc… Ở châu Á, một số đất nước cũng sở hữu chỉ số chiều cao trung bình đáng ngưỡng mộ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
Chiều cao chuẩn của nữ giới
Ở độ tuổi 20, chiều cao trung bình của nữ giới sẽ là 1m63,3 – cân nặng 58kg. Với sự phát triển của xã hội, có thể giới trẻ 2000 hiện tại đã có sự bứt tốc vượt trội về chiều cao, đặc biệt là ở nữ giới.
Để giúp bé yêu có thể đạt được chiều cao lý tưởng ở độ tuổi trưởng thành, cha mẹ không nên bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở độ tuổi dậy thì từ 11 – 18 tuổi. Với việc bổ sung dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, vitamin K2, rèn luyện thói quen vận động thể dục thể thao từ 30 – 45 phút. Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh kết hợp với việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao.
Một số trường hợp chiều cao phát triển bất thường ở Việt Nam
Những trường hợp tăng chiều cao bất thường không chỉ có ở trên thế giới, tại Việt Nam cũng đã có ghi nhận những trường hợp đặc biệt. Đó là trường hợp của anh Hồ Văn Trung, 34 tuổi (Cà Mau).
Khi còn bé, chiều cao của anh so với những đứa trẻ thông thường không có sự khác biệt nhiều. Ở độ tuổi 18, anh chỉ cao 1m5 và nặng 45kg, tuy nhiên chỉ sau 1 cơn sốt chiều cao của anh đã tăng vùn vụt. Tính đến thời điểm hiện tại, chiều cao của anh Trung đã đạt ngưỡng 2m5 và cân nặng 120kg.
Khi tăng chiều cao bất thường, cuộc sống của anh dần thay đổi khi không thể đứng vững, luôn phải khom lưng, giọng nói khàn, thều thào. Bên cạnh đó, anh cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị tăng kali huyết, suy thận, thiếu máu.
Ngoài anh Trung, tại Việt Nam có thêm nhiều trường hợp như ông Trần Thành Phố (Bắc Giang) cao 2m28; chị Lê Thị Ánh Hồng (Bạc Liêu) cao 2m1; anh Dương Tiến Đạt (Đồng nai) cao 2m03… Hầu hết những trường hợp cao bất thường đều có đặc điểm chung là bị bệnh liên quan đến tuyến yên. Đồng thời, bệnh còn đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc.
Qua những thông tin cung cấp trong bài viết có thể nhận định rằng, tăng chiều cao một cách bất thường tiềm ẩn nhiều hệ luỵ khá nghiêm trọng tới sức khoẻ bệnh nhân. Đối với các trẻ nhỏ đang trong giai đoạn trưởng thành, cha mẹ nên lưu ý quá trình tăng trưởng của trẻ. Từ đó, có các biện pháp cải thiện khi trẻ chậm hoặc tăng trưởng bất thường. Cha mẹ đừng quên theo dõi website của Làm sao để cao để cập nhật những thông tin về chiều cao và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ nhé!