Đi bộ có tăng chiều cao không?

Đi bộ là hình thức tập luyện quen thuộc của nhiều người. Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức mạnh cơ xương khớp, đi bộ được cho còn có khả năng giúp người tập phát triển chiều cao. Thực hư về quá trình tác động này như thế nào? Việc duy trì thói quen thường xuyên đi bộ có tăng chiều cao không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Lamsaodecao.com nhé.

Tập luyện thể dục, thể thao là một trong những phương pháp hỗ trợ tăng trưởng toàn diện. Trong đó, đi bộ là bài tập mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện bởi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe: Nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy phát triển thể chất, rèn luyện xương khớp… Tuy nhiên, người tập cần có kế hoạch thực hiện đúng kỹ thuật, thời gian để phát huy đúng tác dụng.

Đi bộ có tăng chiều cao không và ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?

Thanh thiếu niên đi bộ có tăng chiều cao không?
Thanh thiếu niên đi bộ có tăng chiều cao không?

Tăng tiết hormone tăng trưởng

Đi bộ có giúp tăng chiều cao không? Một số nghiên cứu cho thấy chế độ tập thể dục dù dưới hình thức nào cũng có khả năng kích thích tuyến yên sản sinh hormone tăng trưởng, bao gồm cả việc đi bộ. Hormone tăng trưởng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các tế bào cơ xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, hormone này càng được sản xuất nhiều thì cơ hội tăng chiều cao càng mở rộng.

Tạo tư thế chuẩn

Đi bộ thường xuyên giúp bạn tạo nên một tư thế chuẩn. Tư thế tốt cải thiện chiều cao bằng cách giải phóng cơ xương khớp, đặc biệt là hoạt động ở cột sống và xương chậu. Khi đi bộ, mắt bạn luôn nhìn thẳng, đầu, lưng và cổ cũng tạo thành đường thẳng, chân và tay hoạt động linh hoạt. Đồng thời, tư thế chuẩn giúp trông bạn cao hơn bình thường.

Rèn luyện sức khỏe xương

Xương chắc khỏe là điều kiện để tăng trưởng chiều cao. Đi bộ đòi hỏi cơ thể di chuyển liên tục, hệ xương quen với các lực tác động, theo thời gian, khả năng chịu lực của xương sẽ tốt hơn. Những người khỏe mạnh đi bộ thường xuyên sẽ ngăn ngừa được tình trạng loãng xương, đồng thời cải thiện hoạt động xương hông và phần cột sống.

Đi bộ có cao không? Hay chỉ duy trì sức khỏe.
Đi bộ có cao không? Hay chỉ duy trì sức khỏe.

Kích thích tái tạo xương

Sau một thời gian đi bộ, các đầu xương được kích thích để kéo ra xa nhau, lúc này các dưỡng chất được bổ sung vào sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống và hình thành xương mới. Chiều cao tăng lên là do sự tái tạo xương ở phần sụn tăng trưởng, do vậy trẻ em và thanh thiếu niên nên thường xuyên tập luyện để sớm đạt hiệu quả phát triển chiều cao.

Cách đi bộ tăng chiều cao tốt nhất

Để phát huy đúng tác dụng của hình thức tập luyện này, bạn cần thực hiện đi bộ đúng kỹ thuật như sau:

  • Mắt luôn nhìn thẳng, tránh nhìn hai bên lâu sẽ khiến bạn mất phương hướng hoặc chệch đường đi hiện tại.
  • Giữ lưng thẳng trong suốt quá trình đi bộ.
  • Bàn chân tiếp đất hoàn toàn ở mỗi bước đi.
  • Không nâng chân quá cao khi đi vì sẽ dễ mất sức.
  • Toàn thân thư giãn, đặc biệt là vùng vai.
  • Tay đánh nhẹ bên hông sao cho thoải mái, lưu ý không đánh mạnh tay sẽ dễ gây mất sức.
  • Hít thở đều, giữ nhịp thở đều với hoạt động tay chân để tránh hụt hơi.
  • Uống đủ nước trong và sau khi đi bộ để bổ sung kịp thời năng lượng.
  • Không đi bộ khi đang có chấn thương hoặc cơ thể mệt mỏi.
  • Đi bộ trên mặt bằng phẳng, khu vực trong lành, không ô nhiễm hoặc có nhiều tiếng ồn.
  • Chọn trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi, không chọn trang phục bó sát.
  • Chọn giày đi bộ loại mềm, ôm vừa vặn bàn chân để đi lâu không bị đau nhức chân.
  • Có thể áp dụng nhiều kiểu đi bộ để nâng cao tác dụng.
Đi bộ có giúp tăng chiều cao không? Quan trọng là đi đúng tư thế.
Đi bộ có giúp tăng chiều cao không? Quan trọng là đi đúng tư thế.

Đi bộ có tăng chiều cao không phải kết hợp dinh dưỡng

Để đạt hiệu quả tối ưu nhất khi đi bộ tăng chiều cao thì bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây để đạt được kết quả tốt nhất nhé

Áp dụng ăn uống khoa học

Đây là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn phát triển chiều cao, với 32% kết quả chiều cao được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cơ thể cần một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trong đó, canxi, collagen type 2, vitamin D, K, magie, photpho, sắt, kẽm, kali… là những dưỡng chất tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dưỡng xương, có tác dụng kích thích xương phát triển. Những chất này có thể bổ sung thông qua thực phẩm nên bạn cần lựa chọn và sắp xếp hợp lý trong thực đơn mỗi ngày.

Kết hợp các hình thức tập luyện khác

Đi bộ chỉ là một trong những bài tập tăng chiều cao cơ bản. Bạn cần kết hợp với các môn thể thao khác (bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền…), các bài tập kéo giãn xương, yoga, đu xà đơn, nhảy dây… để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Lưu ý chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Nếu bạn thực hiện các hình thức tập luyện bổ sung, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian đi bộ sao cho phù hợp để tránh tình trạng tập quá sức.

Thời gian ngủ nghỉ hợp lý

Thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý giúp bạn nâng cao hiệu suất hoạt động thể chất cũng như tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bạn nên có thời gian ngắn nghỉ ngơi sau khi đi bộ để cơ thể hồi sức. Đối với giấc ngủ, cơ thể lúc này tiến hành trao đổi chất, đào thải độc tố cũng như chuyển hóa năng lượng để vận động thuận lợi hơn.

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp tinh thần được cải thiện, việc đi bộ cũng thoải mái hơn. Đặc biệt, quá trình phát triển xương diễn ra mạnh mẽ khi cơ thể rơi vào giấc ngủ sâu. Hãy duy trì thói quen đi ngủ trước 22 giờ và ngủ đủ tối thiểu 8 tiếng/ngày để đạt thể trạng tốt nhé.

di-bo-co-loi-cho-chieu-cao
Nghỉ ngơi sau khi tập để thư giãn và phục hồi năng lượng

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Không sử dụng chất kích thích, ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến bạn khó vận động.
  • Đi bộ dưới ánh nắng nhẹ để nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Không nạp nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn ngọt… bởi những loại đồ ăn này sẽ khiến bạn nhanh chóng thừa cân, béo phì, kéo theo khả năng bị hạn chế trong vận động.
  • Không vừa tập luyện vừa sử dụng điện thoại di động vì ánh sáng xanh từ điện thoại ảnh hưởng tới hoạt động của mắt, khiến người tập bị phân tâm, quá trình tập luyện bị gián đoạn.
  • Điều chỉnh tư thế đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn để duy trì sức khỏe xương khớp, tạo điều kiện phát triển chiều cao.

Lịch đi bộ giúp tăng chiều cao hiệu quả

Đi bộ có giúp tăng chiều cao không? Thời gian đi bộ hợp lý dành cho trẻ và thanh thiếu niên muốn phát triển chiều cao là 30 – 45 phút/ngày. Bạn có thể đi bộ vào hai thời điểm: Sáng sớm hoặc chiều muộn, đôi khi có thể thay đổi bằng 1 – 2 buổi đi bộ vào buổi tối cũng hiệu quả. Hãy duy trì thói quen đi bộ tối thiểu 2 – 3 buổi/tuần đối với người mới bắt đầu và tăng lên 3 – 5 ngày/tuần sau khi quen dần.

Quãng đường đi bộ được khuyên áp dụng là 3000 bước chân, tương đương 2,4km. Tuy nhiên, khoảng cách này có thể thay đổi tùy vào thể trạng người tập, khả năng hoạt động cũng như thời điểm đi bộ. Những người mới tập nên thực hiện quãng đường ngắn hơn và tăng từ từ để cơ thể quen dần.

Một số lợi ích khác của đi bộ đối với sức khỏe

Cải thiện hệ tim mạch

Việc đi bộ kích thích máu được bơm đầy đủ đến tim, giúp tim hoạt động tốt hơn, đồng thời duy trì huyết áp. Khi bạn đi bộ, tim liên tục hoạt động để hoàn thiện cơ chế, giúp ngăn ngừa các vấn đề thương tổn ở cơ quan này. Mức đường huyết và cholesterol cũng được kiểm soát, giúp tim mạch ổn định.

Duy trì hoạt động hệ hô hấp

Nhịp thở rất quan trọng trong tập luyện, việc giữ nhịp thở đều khi đi bộ giúp tăng dung tích phổi. Như vậy phổi cũng có khả năng hấp thụ nhiều oxy hơn, loại bỏ carbon dioxide ra bên ngoài. Hầu hết các hoạt động thể chất, trong đó có đi bộ, đều mang lại tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động ở hệ hô hấp.

duy-tri-di-bo-thuong-xuyen-de-tang-chieu-cao
Duy trì hoạt động đi bộ để cải thiện hệ hô hấp

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Chân tay liên tục di chuyển, giúp các cơ được giải phóng khỏi trạng thái đè nén ban đầu. Việc rèn luyện cơ cũng cải thiện mức độ chắc khỏe. Sau một thời gian đi bộ, một số nhóm cơ được cải thiện sức mạnh như cơ bắp chân, cơ mông, cơ đùi… Đây cũng là lợi thế để bạn phát triển chiều cao, linh hoạt trong hoạt động thường ngày.

Ổn định tinh thần

Ngoài các tác động đến cơ quan xương khớp, việc đi bộ còn kích thích cơ thể tiết ra một lượng Endorphins – một loại hormone có khả năng thư giãn tâm lý con người. Như vậy, người tập sẽ được trấn an tinh thần, mang lại cảm giác vui vẻ, thoải mái hơn sau khi đi bộ.

Mặt khác, đi bộ mỗi ngày cũng tác động đến chất lượng giấc ngủ. Những người thường xuyên đi bộ sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, nhóm người này có xu hướng nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực, sống lạc quan, yêu đời và tươi vui hơn.

Tăng sức đề kháng

Khi đi bộ, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng sản xuất một số tế bào bạch cầu có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch. Các tế bào lympho, đại thực bào cũng hình thành trong cơ thể sau khi đi bộ, hỗ trợ bạn chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Sức đề kháng tốt là điều kiện thuận lợi để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, nâng cao hiệu suất tập luyện và chất lượng giấc ngủ, hạn chế nhiễm bệnh…

di-bo-giup-giam-can-va-tang-chieu-cao
Người thừa cân đi bộ để giảm cân cũng hiệu quả

Duy trì cân nặng hợp lý

Với khả năng thúc đẩy trao đổi chất, đi bộ giúp bạn hấp thụ đúng dưỡng chất tới cơ quan đích và đào thải những yếu tố không cần thiết. Hình thức tập luyện này cũng đốt cháy một lượng calo nhất định, giúp bạn tiêu hao bớt lượng mỡ thừa để ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.

Đi bộ có tăng chiều cao không? Đi bộ là bài tập có thể thực hiện hằng ngày ở ngoài trời hoặc trên máy đi bộ trong nhà đều phù hợp. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, đi bộ sẽ hỗ trợ bạn tăng chiều cao hiệu quả. Hãy lên kế hoạch đi bộ theo tuần ngay từ hôm nay để sớm đạt được chiều cao như ý nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1