Làm việc nặng có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không?

Vận động tăng chiều cao có nhiều mức độ, mang đến những tác động khác nhau đối với sự phát triển của xương và chiều cao. Thay vì chơi thể thao, một số người lựa chọn làm việc nặng, bởi cho rằng sự tác động mạnh mẽ này sẽ kích thích xương tăng trưởng nhanh hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Làm sao để cao tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Làm việc nặng có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không?”.

Làm việc nặng có phải là nguyên nhân chiều cao không phát triển?

Trong giai đoạn xương đang phát triển (trước 20 tuổi), làm việc nặng thường xuyên và kéo dài có thể là nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ không phát triển được. Bởi khi này, cột sống phải chịu tác động lực lớn so với khả năng chịu đựng, điều này khiến chúng bị co lại, chiều cao cũng theo đó mà suy giảm. Chính vì vậy, để có thể đạt được mức độ phát triển tối đa chiều cao, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ thực hiện các công việc nặng nhọc, quá khả năng nâng đỡ của cơ thể.

Trẻ nhỏ làm việc nặng sớm có thể gây ảnh hưởng chiều cao
Trẻ nhỏ làm việc nặng sớm có thể gây ảnh hưởng chiều cao, thể lực và cả tinh thần.

Mang vác đồ nặng trong một thời gian dài khiến chiều cao ảnh hưởng?

Mang vác đồ nặng trong một thời gian dài có khiến chiều cao bị ảnh hưởng? Câu trả lời chính xác là có! Ngay cả việc mang cặp sách đi học tưởng chừng vô hại nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển chiều dài của xương.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã nhận định, mang vác đồ nặng khiến tủy sống bị chèn ép. Về lâu dài, điều này có thể tạo ra những cơn đau nhức tại các vị trí như cổ, vai, lưng, gáy,… Từ đó dẫn đến hệ quả là thực hiện tư thế sai trong các hoạt động.

Chấn thương/cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến chiều cao sau này thế nào?

Chấn thương/cong vẹo cột sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao. Theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, trẻ em từ 10 – 15 tuổi có thể giảm 8 – 10cm so với chiều cao thực tế. Đối với người trưởng thành, tình trạng này có thể làm mất đi 3 – 4cm. Cũng theo chia sẻ của chuyên gia y tế, chấn thương hay cong vẹo cột sống có thể xuất hiện do 3 nguyên nhân:

  • Bẩm sinh
  • Tự phát: Không rõ nguyên nhân, thường bắt đầu ở tuổi dậy thì
  • Lối sống: Làm việc nặng nhọc, mang vác quá sức, thực hiện tư thế sai, tai nạn,…

Không chỉ “mất” chiều cao, chấn thương, cong vẹo cột sống còn gây ra những thay đổi ngoại hình. Theo đó, người bị cong vẹo cột sống có thể bị mất cân xứng giữa 2 vai hoặc eo, lưng bị gồ – lõm,… Chính vì vậy, việc chữa lành chấn thương hay cải thiện cong vẹo cột sống kịp thời rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và cả ngoại hình.

Vận động thế nào để không ảnh hưởng đến chiều cao?

Qua những phân tích kể trên, có thể thấy làm việc nặng, mang vác nặng không phải là những cách vận động tốt cho sự phát triển chiều cao. Vậy trẻ cần vận động như thế nào để vừa không ảnh hưởng xấu vừa thúc đẩy xương phát triển nhanh hơn?

Tư thế đi đứng

Thực hiện sai tư thế có thể gây ra tình trạng chấn thương, cong vẹo cột sống,… làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, về lâu dài có thể gây mất chiều cao vĩnh viễn. Chính vì vậy, hãy dành sự chú ý đặc biệt đến tư thế cơ thể của con.

Luôn thực hiện tư thế đúng trong các hoạt động hàng ngày.
Luôn thực hiện tư thế đúng trong các hoạt động hàng ngày.

Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện đúng các tư thế hoạt động hàng ngày:

  • Tư thế đứng – đi: Hai lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, hai cẳng chân giữ thẳng để dồn đều trọng lượng vào cơ thể. Lưng, cổ thẳng trục với nhau và mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Tư thế ngồi:  Hai lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, đùi vuông góc với cẳng chân, hông vuông góc với thân người. Lưng, cổ thẳng trục với nhau và mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Tư thế nằm ngửa: Đầu, cổ, thân, chân giữ thẳng với nhau. Có thể dùng chiếc gối mỏng lót ở lưng dưới để giảm tác động lên cột sống.
  • Tư thế khiêng hoặc lấy vật dưới thấp: Khoảng cách giữa hai chân bằng vai, đầu gối khụy thấp, giữ thẳng lưng. Kéo đồ vật sát vào người rồi dần duỗi thẳng hai chân đưa đồ vật lên cao.
  • Tư thế đặt vật nặng xuống thấp: Thực hiện ngược lại so với tư thế lấy vật, chú ý giữ thẳng lưng.

Thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao sẽ thúc đẩy chiều cao phát triển nhanh chóng, nhưng chỉ khi con nắm vững kỹ thuật và có tần suất thực hiện hợp lý. Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện vóc dáng đối với những trường hợp mắc các vấn đề về xương do thực hiện sai tư thế.

Dưới đây là những bài tập cha mẹ có thể cho con tập luyện hàng ngày để vừa giúp tăng chiều cao vừa cải thiện tư thế:

  • Bài tập nhảy dây: Nhảy dây đốt cháy lượng lớn calo, đồng thời kéo giãn cơ thể. Đối với người mới bắt đầu, hãy thực hiện ít nhất 20 – 30 lần nhảy mỗi ngày. Sau đó, tăng tốc độ và áp dụng nhiều biến thể nhảy dây khác nhau để tối ưu hiệu quả.
  • Bài tập kéo giãn: Pull-ups, push-ups, squats, lunges, AB crunches, leg raises,… là những bài tập góp phần xây dựng cơ và cải thiện vóc dáng.
  • Bài tập yoga: Bộ môn này được đánh giá cao về lợi ích sức khỏe. Thực hiện các tư thế yoga không chỉ giúp lấy lại vóc dáng chuẩn mà còn cải thiện tư thế đẹp, cơ thể cân đối và thư giãn đầu óc.

Bằng việc thực hiện tư thế đúng, kết hợp tập luyện thể dục thể thao với tần suất phù hợp, không chỉ có chiều cao mà tư thế và cả vóc dáng của con đều sẽ được cải thiện đáng kể.

Tập luyện thể thao là một trong những cách cải thiện tư thế 
Tập luyện thể thao là một trong những cách cải thiện tư thế

Dinh dưỡng có phải nguyên nhân khiến chiều cao chững lại?

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao tự nhiên. Vậy dinh dưỡng có phải là nguyên nhân khiến chiều cao chững lại? – Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi đó là một chế độ dinh dưỡng kém.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chậm phát triển tầm vóc và dậy thì muộn rất phổ biến ở nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong đó, lượng protein, chất béo, canxi và sắt thấp rất phổ biến ở những trẻ chậm lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao phát triển chậm dần. Một số nghiên cứu còn nhận định, thiếu dinh dưỡng/ dinh dưỡng kém có thể khiến trẻ mất đi 20cm chiều cao. Chính vì vậy, việc đầu tư vào chế độ dinh dưỡng là điều đặc biệt quan trọng để đạt được tốc độ tăng trưởng tự nhiên.

Xem thêm: Kém hấp thụ dinh dưỡng ảnh hưởng chiều cao thế nào

Hãy lưu ý rằng, ăn nhiều không phải là cách giúp bổ sung đủ dinh dưỡng tốt nhất. Thay vào đó, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn với hàm lượng dưỡng chất đa dạng và tần suất hợp lý. Tập trung vào việc bổ sung canxi nhưng đừng quên các dưỡng chất hỗ trợ hấp thụ như vitamin D, vitamin K, collagen type 2,… Những dưỡng chất hỗ trợ khác như 5-HTP, Magie,… cũng có thể gián tiếp giúp chiều cao con tăng trưởng tốt hơn. Kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung cũng là cách đáp ứng dinh dưỡng tăng chiều cao được áp dụng phổ biến hiện nay.

Mong rằng bài viết này đã giúp cha mẹ hiểu hơn về những ảnh hưởng khi làm việc nặng đối với sự phát triển chiều cao của con. Luôn nhớ rằng, sở hữu chiều cao lý tưởng sẽ tiếp thêm sự tự tin để con yêu chinh phục tương lai.

sua-nubest-tall-6-trong-1