Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ

Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ giúp cha mẹ có kế hoạch chăm sóc con khoa học, hiệu quả, từ đó có được tầm vóc nổi bật khi trưởng thành. Vậy, chiều cao của trẻ chịu sự chi phối của các yếu tố nào và làm cách nào để con đạt chuẩn chiều cao nhanh chóng? Bài viết sau đây của Làm sao để cao sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Từng giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Sự tăng trưởng chiều cao của con ở các giai đoạn có sự khác biệt đáng kể. Có thời kỳ con tăng trưởng rất nhanh, nhưng cũng có lúc con phát triển khá chậm. Chăm sóc con khoa học vào những năm con phát triển chiều cao tốt, cơ hội con sở hữu tầm vóc vượt trội là rất lớn.

Giai đoạn 0 đến 5 tuổi

Những năm tháng đầu đời, con yêu sẽ có sự tăng trưởng rõ rệt cả về chiều cao, cân nặng nếu được nuôi dưỡng đúng cách. Trong đó, thời kỳ 3 năm đầu đời từ 0-3 tuổi được xem là giai đoạn chiều cao phát triển mạnh nhất trong cuộc đời.

Ngay trong năm đầu tiên, trẻ có thể cao thêm đến 25cm. Năm thứ 2 và năm thứ 3, dù tốc độ tăng trưởng đã giảm nhưng vẫn đạt 10cm/năm. Sau 3 năm, từ chiều cao 50cm (mức chuẩn của trẻ sơ sinh) trẻ đã đạt chiều cao đến 95cm ở tuổi lên 5.

4 sự phát triển chiều cao chững lại, đạt khoảng  6-7cm trong năm này. Bước sang tuổi lên 5, chiều cao tăng thêm 3-5cm. Chiều cao thực tế của trẻ 5 tuổi đạt khoảng 107cm – 110cm được xem là đạt chuẩn.

Vì tốc độ phát triển của trẻ tương đối nhanh và mạnh, cha mẹ nên kiểm tra chiều cao của con thường xuyên để đánh giá hiệu quả của phương pháp chăm sóc hiện tại, điều chỉnh sớm nếu nhận thấy con đang có dấu hiệu chậm tăng trưởng thể chất.

>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ

Giai đoạn 6 đến 10 tuổi

Trong thời kỳ này, trẻ duy trì tốc độ phát triển chiều cao ổn định khoảng 6cm/năm, đạt chiều cao khoảng 137cm – 138cm ở tuổi lên 10. Đây được xem là giai đoạn tiền dậy thì, chuẩn bị cho quá trình dậy thì – giai đoạn bứt phá chiều cao mạnh mẽ của trẻ. Do đó, cha mẹ cũng cần chăm sóc con kỹ lưỡng, giúp con có nền tảng thể chất đạt chuẩn và tăng trưởng chiều cao tốt trong thời kỳ tiếp theo.

Giai đoạn 11 đến 15 tuổi

Từ 11-15 tuổi là thời kỳ dậy thì ở cả trẻ gái và trẻ trai. Một số trẻ dậy thì muộn có thể kết thúc quá trình dậy thì muộn hơn. Tốc độ phát triển chiều cao của trẻ trong thời kỳ dậy thì có thể đạt 8-12cm/năm. Các năm còn lại chiều cao vẫn tăng khá tốt, trung bình khoảng 5cm/năm. Do đó, sau vài năm dậy thì, ngoại hình của trẻ nổi bật hơn hẳn, tương đương với người trưởng thành.

Các bé gái có xu hướng dậy thì trước bé trai nên sự chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ trong giai đoạn này khá rõ rệt. Tuy nhiên, vì dậy thì trước nên quá trình dậy thì ở nữ cũng kết thúc sớm hơn so với nam. Đó là lý do ở tuổi trưởng thành, chiều cao của nam vẫn nhỉnh hơn so với nữ.

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ

Sự phát triển chiều cao của trẻ diễn ra nhanh hay chậm do các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ dưới đây:

Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn có khả năng tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm.

Luôn bị làm phiền bởi tiếng ồn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thể chất, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, sức khỏe kém. Trong điều kiện này chiều cao không thể tăng trưởng thuận lợi được dù các yếu tố khác được đảm bảo.

Môi trường sống ô nhiễm khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng
Môi trường sống ô nhiễm khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng

Yếu tố dinh dưỡng

Đây là yếu tố tác động lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, chiếm khoảng 32%. Ngay từ trong giai đoạn bào thai đến hết tuổi dậy thì, trẻ phải luôn được bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì hệ xương mới phát triển chắc khỏe, có đủ nguyên liệu để hình thành xương mới, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng tốt.

Nếu trẻ không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng thấp, chứa các thành phần có hại có xương và chiều cao, sẽ có nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành.

Do đó, muốn con cao khỏe vượt trội, cần chú ý xây dựng cho con thực đơn ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu Canxi để xương tăng trưởng tốt, mật độ xương cao, thoải mái tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Yếu tố vận động cơ thể

Thường xuyên tập luyện thể thao, ưu tiên các hoạt động thể chất sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Sự tác động của vận động đối với chiều cao được thể hiện rõ nhất thông qua việc kích thích tuyến yên sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng hơn sau khi chơi thể thao. So với bình thường, cơ thể nhận đo được lượng hormone tăng trưởng lớn hơn mỗi khi chúng ta tham gia các bộ môn vận động.

Mặt khác, vận động còn kích thích nhiều hoạt động trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn: Trao đổi chất nhanh chóng, hô hấp tốt hơn, đào thải độc tố, tăng cường khả năng phối hợp các chi của cơ thể… Các yếu tố này giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tác động tích cực đến phát triển chiều cao của trẻ.

Vận động thường xuyên giúp trẻ có chiều cao, sức khỏe tốt
Vận động thường xuyên giúp trẻ có chiều cao, sức khỏe tốt

Yếu tố di truyền

Di truyền chắc chắn chi phối chiều cao của con. Nhưng không nhiều như cha mẹ vẫn nghĩ. Ước tính, di truyền ảnh hưởng khoảng 23% trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Có khoảng 700 gen khác nhau xác định chiều cao, bao gồm các gen ảnh hưởng đến đĩa tăng trưởng và việc sản xuất hormone tăng trưởng.

Nếu cha mẹ có chiều cao nổi bật thì con cũng sẽ được thừa hưởng gen cao lớn. Nhưng điều này không có nghĩa là phụ huynh có thể lơ là trong việc nuôi dưỡng con hằng ngày.

Yếu tố cân nặng

Suy dinh dưỡng là dấu hiệu của thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết khiến cân nặng con thấp hơn so với mức chuẩn theo độ tuổi. Trong khi đó, thừa cân, béo phì lại gây áp lực lên hệ xương, xương bị tổn thương nếu phải gồng gánh trọng lượng quá lớn trong thời gian dài.

Cả 2 trường hợp này, chiều cao của trẻ đều không có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tối đa, thấp lùn là điều khó tránh khỏi. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến cân nặng của con, định kỳ kiểm tra cân nặng của con, đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn theo tuổi để biết được con có đang phát triển tốt hay không.

Yếu tố tinh thần

Tâm lý của con cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển chiều cao. Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với lo lắng, áp lực, sợ hãi dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, bỏ bê ăn uống, ít vận động hoặc vận động quá sức. Tất cả những việc này tất nhiên đều sẽ tác động không tốt đến sự chiều cao cũng như sức khỏe của con.

Yếu tố dậy thì

Dậy thì quá sớm, quá muộn đều có sự ảnh hưởng nhất định đến chiều cao của trẻ. Với trẻ dậy thì sớm, có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn so với các trẻ khác nên dẫn đến hạn chế chiều cao.

Trường hợp trẻ dậy thì muộn, các hormone gây dậy thì không có mặt đúng lúc để kích hoạt cơ, xương phát triển, hai đầu ống xương khép lại và chiều cao kém phát triển. Khác với dậy thì sớm, dậy thì muộn thường phát hiện và điều trị muộn nên không còn cơ hội để “cứu” chiều cao.

Dậy thì sớm hay muộn đều tác động xấu đến chiều cao của trẻ
Dậy thì sớm hay muộn đều tác động xấu đến chiều cao của trẻ

Gia đình cần quan tâm chăm sóc để trẻ phát triển chiều cao

Khi biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, gia đình cần tập trung quan tâm đến các yếu tố này để con yêu có thể tăng trưởng chiều cao vượt trội.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, chỉ có di truyền là không thể thay đổi, các yếu tố khác cha mẹ đều có thể can thiệp để giúp con cao lớn đạt chuẩn.

Dinh dưỡng

Cha mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian, đầu tư vào chế độ ăn uống hằng ngày, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi của con. Hãy cố gắng cho con ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho hệ xương và chiều cao như: Cá mòi, cá hồi, tôm, cua, trứng gà, thịt gà, thịt nạc heo, rau cải bó xôi, bông cải xanh, đậu phụ… 

Sắp xếp cho con ăn nhiều bữa mỗi ngày, ít nhất có thêm 2 bữa phụ ngoài 3 bữa chính, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng để dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ tối đa. Ngoài ra, có thể cho con sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để cung cấp đa dạng dưỡng chất, hỗ trợ chiều cao phát triển hết tiềm năng. 

Vận động

Tùy vào độ tuổi, thể trạng, sở thích của con mà cha mẹ có thể lựa chọn cho con yêu một bộ môn thể thao tăng chiều cao để tập luyện hằng ngày. Các hình thức vận động tốt cho chiều cao gồm: Bơi, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ, đá bóng, nhảy dây, đu xà đơn, yoga… Thời gian tập luyện phải đạt từ 45-60 phút mỗi ngày thì mới có thể tác động đến hệ xương và sự phát triển chiều cao tự nhiên.

Giấc ngủ và môi trường sống

Động viên con đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo điều kiện thuận lợi để chiều cao tăng trưởng tối đa.

Thời điểm tốt nhất để đi ngủ là từ 20h – 22h, không nên để con thức khuya, đi ngủ muộn hơn 22h. Phòng ngủ cần rộng rãi, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, không có ánh sáng từ bên ngoài chiếu thẳng vào phòng thì con mới có được giấc ngủ ngon và sảng khoái mỗi ngày.

Muốn con cao lớn và khỏe mạnh, không gian sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày của con phải trong lành, không bị ô nhiễm hay chứa các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Lựa chọn một môi trường sống an toàn có ý nghĩa quan trọng đối với tầm vóc con sau này.

Ngủ sớm và đủ giấc hỗ trợ chiều cao phát triển tốt
Ngủ sớm và đủ giấc hỗ trợ chiều cao phát triển tốt

Giúp con có đời sống tinh thần thoải mái

Đừng tạo gánh nặng, buộc trẻ phải sống theo mong muốn của cha mẹ. Điều này có thể gây nên áp lực tinh thần nặng nề, nảy sinh các vấn đề trẻ chán ăn, ăn uống không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, lười vận động, thu mình lại với xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất cũng như tương lai của trẻ.

Hãy đồng hành cùng con trên chặng đường phát triển thể chất, trí tuệ, tạo cho con cảm giác thoải mái, vui vẻ và từ từ uốn nắn các thói quen xấu của trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo. Việc này giúp tình cảm gia đình gắn bó, con có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, chiều cao phát triển thuận lợi.

Thông tin một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ mà Làm sao để cao chia sẻ hy vọng đã giúp cha mẹ có kế hoạch chăm có con yêu cao khỏe tối ưu. Nếu có bất cứ thắc mắc, lo lắng nào, các bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết, Làm sao để cao sẽ nỗ lực giải đáp chi tiết trong thời gian sớm nhất nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1