Chiều cao đã và đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc để xét tuyển trong các ngành học cũng như công việc. Sở hữu một tầm vóc lý tưởng giúp tương lai của con bạn trở nên xán lạn hơn. Sự phát triển chiều cao diễn ra liên tục từ khi còn là bào thai đến năm bạn 20 tuổi. Bằng cách đầu tư vào dinh dưỡng, vận động cơ thể mỗi ngày và ngủ đủ giấc, chiều cao sẽ phát triển không ngừng. Cùng tìm hiểu các căn bệnh cản trở quá trình phát triển chiều cao nhé.
Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp, dù đã đầu tư vào 3 yếu tố trên nhưng chiều cao vẫn cứ “dậm chân tại chỗ”. Trường hợp này được cho là con bạn đã bị rối loạn tăng trưởng. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến con bạn không thể cao thêm được nữa và có cách nào để chữa trị được không? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Lamsaodecao nhé
Rối loạn tăng trưởng chiều cao là gì?
Rối loạn tăng trưởng là các vấn đề ngăn cản trẻ phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng, trưởng thành về giới tính hoặc các đặc điểm khác.
Rối loạn tăng trưởng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn, nguyên nhân bắt nguồn từ một trong những căn bệnh dưới đây.
Top 9 căn bệnh cản trở quá trình phát triển chiều cao
Khả năng phát triển chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi một số căn bệnh do rối loạn nội tiết tố (Rối loạn hormone). Trong đó, hormone tuyến giáp và hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương.
Thiếu hormone tăng trưởng do suy tuyến yên
Hormone tăng trưởng là gì?
Hormone tăng trưởng (GH) là một chất kiểm soát sự phát triển của cơ thể. Hormone tăng trưởng được sản sinh bởi tuyến yên, nằm ở đáy não. Quá trình sản sinh GH giúp con bạn tăng trưởng tuyến tính, tăng khối lượng xương, cơ và giảm mỡ trong cơ thể.
Ở trẻ em và người lớn, hormone tăng trưởng còn giúp kiểm soát sự trao đổi chất, biến đổi thức ăn thành năng lượng và tạo ra các chất khác mà cơ thể cần. Nếu con bạn có quá nhiều hoặc quá ít GH có thể gặp các vấn đề về sức khỏe.
Tuyến yên đóng vai trò gì?
Tuyến yên có kích thước rất nhỏ, nằm ở sàn não và là nơi sản xuất các loại hormone cho cơ thể. Các hormone được sản sinh bởi tuyến yên có chức năng kiểm soát nhiều tuyến khác trong cơ thể. Chẳng hạn, tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn.
Nếu không nhận đủ lượng hormone cần thiết do tuyến yên sản sinh, nhiều tuyến khác sẽ bị ảnh hưởng khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, tuyến yên còn tạo ra hormone tăng trưởng giúp trẻ em phát triển toàn diện về tầm vóc và thể chất.
Suy tuyến yên là gì?
Suy tuyến yên là tình trạng tuyến yên không đủ khả năng sản sinh đủ lượng hormone mà cơ thể cần. Các bệnh lý của suy tuyến yên thường có tính chất tăng dần, khiến cơ thể trở nên mềm yếu, không có sức sống.
Khi tuyến yên bị suy yếu, hàm lượng hormone tăng trưởng không còn đủ để cung cấp cho cơ thể. Việc điều hòa mật độ xương khi này diễn ra rất khó khăn, các mô sụn ở đầu xương không được kích thích để phát triển sẽ nhanh chóng cốt hóa khiến xương không dài thêm được.
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ, dọc theo khí quản. Tuyến giáp có hai thùy bên, được nối với nhau bằng một cầu (eo đất) ở giữa. Trong tuyến giáp có nhiều mạch máu và các dây thần kinh.
Tuyến giáp tiết ra một số hormone, được gọi chung là hormone tuyến giáp. Trong đó, hormone chính là thyroxine, còn được gọi là T4. Hormone tuyến giáp hoạt động khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển nhiệt độ cơ thể. Trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu, hormone tuyến giáp đầy đủ là rất quan trọng cho sự phát triển của não.
Suy tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
Suy tuyến giáp là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chậm phát triển. Bởi lẽ, suy tuyến giáp làm giảm nồng độ huyết thanh, suy giảm hàm lượng hormone tuyến giáp khiến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tình trạng suy tuyến giáp kéo dài có thể dẫn đến chiều cao trưởng thành bị giảm sút. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được chữa trị bằng cách cường giáp. Theo nghiên cứu, quá trình cường giáp có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng ở trẻ em bình thường. Tuy nhiên, chưa có ai chắc chắn về kết quả tăng chiều cao này có giúp trẻ em đạt được chiều cao chuẩn hay không.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing xảy hiện do u tuyến yên tăng cường tiết hormone adrenocorticotropic (ACTH) làm rối loạn chức năng của vỏ tuyến thượng thận. Người mắc hội chứng Cushing thường đau đầu, mắt mờ do khối u ảnh hưởng đến thị giác.
Trẻ em khi mắc phải hội chứng Cushing thường tăng cân nhanh chóng, dễ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Quá trình dậy thì sớm thường rút ngắn thời gian tăng chiều cao. Khi đó, trẻ thường có chiều cao hạn chế khi trưởng thành.
Các bệnh về xương
Các bệnh về xương có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về chiều dài cũng như mật độ xương. Nếu chiều cao của con bạn vẫn chưa có sự thay đổi, hãy theo dõi xem con có bị mắc một trong số những bệnh về xương được liệt kê dưới đây hay không.
Thiếu vitamin D
Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ tốt Phốt pho và Canxi từ thức ăn. Phốt pho và Canxi được xem là “bộ đôi” khoáng chất xây dựng hệ thống xương khỏe mạnh. Sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D có thể dẫn đến xương mỏng, giòn hoặc dễ gãy.
Bệnh còi xương
Còi xương là tình trạng xương mềm và yếu ở trẻ em. Hầu hết trẻ em bị còi xương là do thiếu vitamin D lâu dài và nghiêm trọng. Một triệu chứng phổ biến của bệnh còi xương là chân vòng kiềng.
Rối loạn tuyến cận giáp
Các hormone tuyến cận giáp có chức năng cân bằng lượng Canxi và Phốt pho trong cơ thể. Suy tuyến cận giáp thường xảy ra khi các tuyến cận giáp sản xuất quá ít hormone tuyến cận giáp. Điều này có thể do tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật, các tuyến cận giáp bị thiếu hoặc bị lỗi hoặc do hàm lượng Magie có trong cơ thể thấp.
Bất thường về Canxi
Các bất thường về Canxi bao gồm thiếu và thừa hàm lượng Canxi trong máu. Tình trạng hạ Canxi trong máu thường xảy ra do thiếu vitamin D, suy tuyến cận giáp hoặc bệnh thận mãn tính. Các triệu chứng chung của hạ Canxi trong máu bao gồm co thắt cơ, tê, ngứa ran và co giật.
Ngược lại, tăng hàm lượng Canxi trong máu xảy ra khi hàm lượng Canxi trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Tình trạng này xảy ra do cường tuyến cận giáp, ung thư (như ung thư phổi hoặc ung thư máu), do nồng độ vitamin D tăng lên hoặc sử dụng quá nhiều vitamin D và các chất bổ sung Canxi. Thừa Canxi trong máu có thể làm suy yếu xương, cản trở chức năng tim và não. Các triệu chứng khác của tăng calci huyết bao gồm táo bón, mất nước và sỏi thận.
Bệnh xương thủy tinh
Bệnh xương thủy tinh còn được gọi là bệnh giòn xương. Chứng thiếu hoàn thiện trong quá trình tạo xương này xảy ra do di truyền. Người mắc bệnh xương thủy tinh thường có bộ xương rất giòn và dễ gãy dù chỉ bị tác động nhẹ.
Loãng xương
Loãng xương là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc phải. Loãng xương xảy ra ở trẻ em khi quá trình tạo xương gặp vấn đề, do quá trình cường giáp hoặc do thiếu Canxi và vitamin D. Các triệu chứng của bệnh loãng xương ở trẻ em bao gồm đau khớp, biến dạng cơ thể như cong cột sống, ngực hóp hoặc đi khập khiễng.
Bệnh hoại tử xương ở trẻ sơ sinh
U xơ xương ở trẻ sơ sinh là một tình trạng di truyền hiếm gặp, xuất hiện khi mới sinh. Trong tình trạng này, xương không hình thành bình thường khiến chúng quá dày nhưng lại yếu và dễ gãy. Bệnh hoại tử ở xương có thể dẫn đến tầm vóc thấp, giảm thính lực và thị lực, gãy xương và nhiễm trùng thường xuyên. Trẻ mắc chứng này thường có lượng Canxi trong máu và hormone tuyến cận giáp thấp.
Viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng hệ tiêu hóa (bao gồm dạ dày, ruột non và ruột già) bị ảnh hưởng. Trong đó, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là hai dạng đặc trưng bởi các tế bào miễn dịch gây tổn thương và làm viêm niêm mạc dạ dày hoặc ruột. Có từ 25 – 40% bệnh nhân phát triển các triệu chứng trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
Viêm ruột khiến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn diễn ra khó khăn. Từ đó, quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, viêm ruột còn có tác động không nhỏ đến sức khỏe của hệ miễn dịch.
Viêm ruột ở trẻ em thường có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu. Ngoài ra, cơ thể của trẻ thường mệt mỏi, thiếu sức sống, thỉnh thoảng có những cơn sốt, nôn mửa.
Bệnh về thận
Trẻ em bị bệnh thận mãn tính (CKD) thường gặp khó khăn trong việc duy trì dinh dưỡng và tăng trưởng tuyến tính. Đặc biệt, tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm góp phần trực tiếp vào khả năng tăng trưởng kém về tầm vóc của cơ thể.
Khi mắc bệnh thận, cơ thể thường phát triển kém về tầm vóc do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, do tình trạng dinh dưỡng kém cũng như các bệnh đi kèm, chẳng hạn như thiếu máu, rối loạn xương và khoáng chất, thay đổi nội tiết tố và steroid.
Hội chứng rối loạn tăng trưởng và tầm vóc (Achondroplasia)
Achondroplasia là gì?
Achondroplasia là chứng rối loạn phát triển xương gây ra tình trạng lùn không cân đối. Những người mắc chứng achondroplasia thường có tầm vóc thấp bé với thân bình thường và các chi ngắn. Đây là kiểu lùn không cân đối phổ biến nhất.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Columbia (CUMC), chứng rối loạn tăng trưởng về tầm vóc (Achodroplasia) phổ biến ở cả 2 giới, nam và nữ. Tuy nhiên, hiện tượng này không phổ biến.
Nguyên nhân gây ra Achondroplasia
Trong quá trình phát triển, xương mới được tạo thành nhờ sự bồi đắp của sụn. Tuy nhiên, nếu con của bạn mắc hội chứng Achondroplasia, sụn sẽ không thể chuyển hóa thành xương. Điều này xảy ra do đột biến trong gen FGFR3.
Gen FGFR3 là gen giúp cơ thể bạn tạo ra loại protein cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương. Các đột biến trong gen FGFR3 khiến protein hoạt động quá mức. Điều này cản trở sự phát triển bình thường của bộ xương.
Achondroplasia có di truyền không?
Theo The National Human Genome Research Institute (NHGRI), trong hơn 80% trường hợp Achondroplasia không được di truyền. Những trường hợp này là do đột biến tự phát trên gen FGFR3.
Khoảng 20% các trường hợp rối loạn tăng trưởng và tầm vóc còn lại là do di truyền. Đây là kiểu đột biến di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là chỉ cần bố hoặc mẹ mắc chứng bệnh này, con có 50% khả năng mắc hội chứng này.
Ngược lại, nếu cả bố và mẹ đều có hội chứng này, sẽ xảy ra 3 trường hợp ở cơ thể con như sau:
Trường hợp 1 | 25% cơ hội có tầm vóc bình thường. |
Trường hợp 2 | 50% khả năng có một gen khiếm khuyết gây ra chứng achondroplasia. |
Trường hợp 3 | 25% cơ hội thừa hưởng hai gen bị lỗi, điều này sẽ dẫn đến một dạng achondroplasia gây tử vong được gọi là achondroplasia đồng hợp tử. Trẻ sơ sinh mắc chứng achondroplasia đồng hợp tử thường bị chết lưu hoặc chết trong vòng vài tháng sau khi được sinh ra. |
Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc chứng Achondroplasia, bạn có thể cân nhắc xét nghiệm di truyền trước khi mang thai để hiểu đầy đủ về các nguy cơ sức khỏe của đứa con trong tương lai.
Chiều cao khi trưởng thành của người mắc hội chứng Achondroplasia
Theo The Children’s Hospital of Philadelphia (CHOP), chiều cao trung bình của người mắc chứng Achondroplasia là 1m25 đối với nam và 1m20 đối với nữ. Rất hiếm khi một người trưởng thành mắc chứng achondroplasia có thể đạt đến chiều cao 1m50.
Hội chứng Noonan
Hội chứng Noonan là gì?
Hội chứng Noonan là chứng rối loạn liên quan đến các đặc điểm bất thường của nhiều vùng trên cơ thể. Đặc trưng của căn bệnh này bao gồm các đặc điểm khuôn mặt bất thường, tầm vóc thấp, dị tật tim, các vấn đề về chảy máu, dị dạng xương và nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Noonan
Hội chứng Noonan gây ra bởi những thay đổi ở một số gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Một người mắc hội chứng Noonan có thể được thừa hưởng một gen bị đột biến từ người cha hoặc mẹ. Ngoài ra, sự đột biến gen này có thể do sai sót của trứng hoặc tinh trùng khi thụ thai.
Ảnh hưởng của hội chứng Noonan đến sự phát triển của cơ thể
Khuôn mặt | Đặc điểm trên khuôn mặt đặc biệt như rãnh sâu ở vùng giữa mũi và miệng, hai mắt cách xa nhau thường có màu xanh lam nhạt hoặc xanh lục lam, đôi tai cụp xuống phía sau. |
Vòm miệng và răng | Vòm miệng cao, sự liên kết của răng kém và hàm dưới nhỏ. |
Cổ | Cổ ngắn, có thể có da thừa ở cổ và có một đường viền tóc ở sau gáy thấp. |
Ngực | Lồng ngực trũng xuống hoặc ngực nhô ra. Một số người bị chứng vẹo cột sống. |
Tim | Mắc một số dạng bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Phổ biến nhất là hẹp van động mạch phổi. Một số bị bệnh cơ tim phì đại, làm cơ tim phì đại và yếu đi. |
Tầm vóc | Từ 50 đến 70 phần trăm cá nhân mắc hội chứng Noonan có tầm vóc thấp. Khi mới sinh, cơ thể vẫn có chiều dài và trọng lượng bình thường, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm dần theo thời gian.
Mức độ bất thường của hormone tăng trưởng, một loại protein cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương và mô của cơ thể, có thể góp phần làm tăng trưởng chậm lại. |
Hội chứng Russell-Silver
Hội chứng Russell-Silver là gì?
Hội chứng Russell-Silver (RSS) là một hội chứng bẩm sinh khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân và không thể phát triển tầm vóc.
Các ảnh hưởng của hội chứng Russell-Silver
Russell-Silver có nhiều hội chứng khác nhau. Phần lớn, tình trạng này xuất hiện ngay từ khi con được sinh ra. Những người mắc phải hội chứng này có trí lực bình thường nhưng tầm vóc lại kém phát triển hơn hẳn so với những người đồng tuổi.
Sải tay | Sải tay ngắn, tỷ lệ phân đoạn trên, dưới cánh tay bình thường. |
Ngón tay | Ngón út cong về phía ngón thứ tư. |
Khuôn mặt | Mặt hình tam giác, trán dồ. |
Da | Thay đổi sắc tố da. |
Máu | Có lượng đường trong máu thấp, dễ bị hạ đường huyết. |
Tiêu hóa | Rối loạn tiêu hóa (lười ăn, tiêu chảy cấp, bệnh trào ngược axit,…) |
Tim | Dị tật tim (mắc các bệnh tim bẩm sinh, viêm màng ngoài tim,…) |
Tầm vóc | Cơ thể nhỏ khi được sinh ra.
Tốc độ tăng trưởng của hệ xương chậm, khó đạt được chiều cao chuẩn với độ tuổi khi trưởng thành. Cơ thể hoặc khuôn mặt bất đối xứng. |
Nhận thức | Nhận thức chậm trong lời nói, hành động, quá trình phát triển. |
Các ảnh hưởng của hội chứng Russell-Silver lên cơ thể – Nguồn: Healthline
Trong tương lai, chiều cao lý tưởng sẽ giúp con yêu thuận lợi chạm tay vào ước mơ. Hãy đầu tư về tầm vóc để con không thua kém bất kỳ bạn đồng lứa nào. Cũng như mọi lời khuyên khác, bạn nên tập trung vào dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ hợp lý cho con. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu nào của các bệnh kể trên, hãy đưa con đến cơ sở y tế để theo dõi tình hình và có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Tin liên quan: Bật mí cách tăng chiều cao tuổi 12 hiệu quả