Khoảng 70% cơ thể chúng ta là nước. Điều này phần nào cũng đã làm nổi bật tầm quan trọng vai trò của nước đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe chung. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không hề biết rằng, nước còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển chiều cao.
Bổ sung không đủ hàm lượng nước cần thiết, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn cản trở sự tăng trưởng chiều cao. Bài viết sau đây của lamsaodecao sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nước đối với chiều cao và sức khỏe, cùng tham khảo nhé.
Vai trò của nước đối với sự phát triển chiều cao?
Nước tác động đến chiều cao thông qua cơ chế hỗ trợ hoạt động của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, tạo ra điều kiện thuận lợi để xương dài ra nhanh hơn, chiều cao phát triển tối đa.
Bổ sung đủ nước sẽ giúp hòa tan các vitamin và khoáng chất, vận chuyển nguồn dinh dưỡng này đến những khu vực cần thiết để chuyển hóa, nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ quá trình tăng trưởng thể chất.
Vitamin và khoáng chất đều là những thành phần quan trọng trong cấu trúc xương. Nếu thiếu các dưỡng chất này, chiều cao không thể tăng trưởng được. Cung cấp đủ nước sẽ giúp xương có đủ “nguyên liệu” để thúc đẩy chiều cao phát triển nhanh chóng.
Nước đóng vai trò bôi trơn các khớp xương, giúp các khớp xương vận hành trơn tru, nhịp nhàng, cơ thể thoải mái vận động, tập luyện thể dục thể thao mà không gặp phải tình trạng nhức mỏi. Khi vận động thể lực phù hợp sẽ tác động lực đến cơ, xương, thúc đẩy quá trình kiến tạo xương mới, chiều cao tăng trưởng hiệu quả.
Uống đủ nước còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển đổi năng lượng, hỗ trợ các hoạt động thể chất và trí tuệ trong ngày diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Nếu thiếu nước, cơ thể và tinh thần đều mệt mỏi, việc vận động thể thao để cải thiện chiều cao sẽ không được như kỳ vọng, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Một số lợi ích của việc cung cấp đủ nước đối với sức khỏe
Nước đóng vai trò quan trọng, không thể thay thế đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những lợi ích đối với sức khỏe khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cần thiết cho hoạt động của não: Khi cơ thể bị mất nước nhẹ (1-3%), sẽ làm suy yếu nhiều chức năng của não bộ. Thiếu nước sẽ làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tăng cảm giác lo lắng và mệt mỏi. Do đó, các bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết để giúp não bộ hoạt động tốt nhất.
Ngăn ngừa nhiễm trùng: Nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở thận và bàng quang.
Tăng cường miễn dịch: Nước mang oxy đến các tế bào, hỗ trợ chúng hoạt động tốt hơn, từ đó ngăn ngừa nhiều bệnh. Khi uống nước nước, cơ thể cũng ít khi gặp phải triệu chứng ho, sổ mũi.
Ngăn ngừa tái phát sỏi thận: Nước sẽ làm tăng thể tích nước tiểu đi qua thận, làm loãng độ muối khoáng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi thận.
Hỗ trợ giảm cân: Uống nước trước khi ăn giúp tạo cảm giác no, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giảm lượng calo, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngăn ngừa táo bón: Uống ít nước làm tăng nguy cơ bị táo bón, phân khô, cứng, gây khó khăn trong quá trình đại tiện. Bổ sung đủ nước mỗi ngày hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày để tốt cho chiều cao và sức khỏe?
Chúng ta thường được khuyến cáo uống đủ khoảng 1,5 -2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bổ sung bao nhiêu nước mỗi ngày là phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Để biết cơ thể mình cần bao nhiêu nước, các bạn có thể đối chiếu vào bảng sau đây, thực hiện một vài phép tính toán đơn giản để tìm được đáp án phù hợp:
Đối tượng (theo cân nặng/độ tuổi) | Nhu cầu nước (ml/kg) |
Vị thành niên (10 – 18 tuổi) | 40 |
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng | 40 |
Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình | 35 |
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi | 30 |
Trẻ em từ 1 – 10kg | 100 |
Trẻ em từ 11 – 20kg | 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên |
Trẻ em từ 21kg trở lên | 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên. |
Người trưởng thành trên 50 tuổi | Thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên |
Nhu cầu uống nước cần thiết cho từng độ tuổi
Thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng thừa nước cũng đe dọa hoạt động của các hệ cơ quan, thậm chí là tính mạng của con người. Khi lượng nước bổ sung vượt ngưỡng nhu cầu quá cao có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng:
Sưng não: Khi lượng nước trong cơ thể đột ngột tăng cao khiến nồng độ chất điện giải suy giảm, nước sẽ xâm nhập vào các tế bào, khiến chúng bị sưng lên, có thể dẫn đến sưng não. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Giảm mức kali trong cơ thể: Khi uống nhiều nước, cơ thể sẽ tìm cách đào thải qua mồ hôi hoặc đi tiểu. Việc đổ mồ hôi hoặc đi tiểu quá nhiều sẽ làm giảm mức kali trong cơ thể. Hạ kali liên tục gây nôn mửa, tiêu chảy, tê bì chân tay, huyết áp thấp…
Động kinh: Uống nhiều nước khiến lượng máu về tim tăng lên, có thể dẫn đến động kinh.
Tạo áp lực cho thận: Lọc nước là nhiệm vụ chính của thận. Khi uống nhiều nước buộc cơ quan này phải hoạt động liên tục, cường độ cao. Lâu dài sẽ khiến nó mệt mỏi, chức năng thận suy giảm, tăng nguy cơ yếu thận, suy thận…
Ngộ độc nước: Uống nước quá nhiều vượt quá khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến mất cân bằng natri trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não, dẫn đến ngộ độc nước.
Việc này làm cho não bị tổn thương nặng nề, hôn mê, thậm chí có thể gây tử vong.
Để hỗ trợ chiều cao tăng trưởng thuận lợi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bạn nên tính toán lượng nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể và bổ sung đúng liều lượng.
Các nguồn bổ sung nước cho cơ thể
Để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, các bạn có thể sử dụng các thực phẩm sau đây:
Nước lọc: Nước lọc là thức uống chính giúp bổ sung đủ nước cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Các bạn có thể uống từ 6 – 8 ly nước lọc mỗi ngày, mỗi lần uống không quá 200ml để cung cấp nước cho cơ thể.
Nước ép, sinh tố: Nước ép, sinh tố chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp làm đẹp da, đẹp dáng, được nhiều chị em phụ nữ yêu thích và sử dụng mỗi ngày. Đây cũng là nguồn bổ sung nước đắc lực cho cơ thể. Các bạn nên lựa chọn nước ép nguyên chất, không đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe, vóc dáng. Nếu không quen, cần điều chỉnh giảm tối đa lượng đường có thể khi sử dụng nước ép, sinh tố.
Sữa: Sữa chứa nước và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sức khỏe và quá trình phát triển chiều cao, cân nặng. Do đó, trẻ em thường được bố mẹ cho uống sữa hằng ngày. Đây cũng là nguồn bổ sung nước đáng kể, tốt cho sức khỏe.
Canh, súp: Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt thường có món canh. Mỗi bữa ăn, chúng ta có thể bổ sung từ 100-200ml nước từ việc thưởng thức món canh này. Do đó, đây được xem là nguồn bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể.
Ngoài ra, hầu hết các loại rau xanh, trái cây tươi đều có nước. Khi ăn rau sống, rau xào, salad hoặc các loại trái cây tươi, các bạn đều đang bổ sung nước cho cơ thể.
Nước là một phần thiết yếu của sự sống. Bổ sung đủ nước là cách chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả. Do đó, dù bận rộn đến đâu, các bạn cũng nên nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Nên ưu tiên sử dụng nước lọc và các loại sinh tố, nước ép, hạn chế bia, rượu và đồ uống có ga vì đây đều là những sản phẩm có thể gây hại cho sức khỏe và quá trình tăng trưởng chiều cao
Trên đây là những lợi ích của nước đối với sự phát triển chiều cao cũng như một số lợi ích khác của nước đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc cải thiện sức khỏe và chiều cao
- Tin liên quan: Các loại thực phẩm giàu canxi giúp tăng chiều cao