Chiều cao ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự tự tin và cơ hội thành công trong tương lai của mỗi người. Tuy nhiên, sự phát triển chiều cao chỉ diễn ra đến một giai đoạn nhất định rồi dừng hẳn, sau đó dù sử dụng bất cứ giải pháp kích thích nào. Vậy, độ tuổi phát triển chiều cao là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này trong bài viết dưới đây của Lamsaodecao.com nhé.
Độ tuổi phát triển chiều cao là bao nhiêu?
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần thoải mái, sức khoẻ tốt thì kinh sinh con ra, trẻ có thể đạt được chiều cao là 50cm. Sau một năm phát triển khoẻ mạnh, trẻ sẽ cao thêm 25cm nữa, đạt chiều cao 75cm. 2 năm tiếp theo, mỗi năm trẻ cao thêm 10cm. Lúc này, chiều cao của trẻ đã lên tới gần 100cm.
Những năm tiếp theo, trung bình mỗi năm trẻ sẽ cao thêm 5cm cho đến lú dậy thì. Thời điểm dậy thì được xem là “cơ hội vàng” cuối cùng để trẻ cải thiện chiều cao. Trong đó, có 1 – 2 năm, trẻ có thể cao lên từ 8 – 12cm.
Sau dậy thì, chiều cao phát triển chậm dần và dừng hẳn vào năm 20 tuổi. Một số trường hợp sau 20 tuổi vẫn phát triển chiều cao là do sụn tiếp hợp vẫn chưa đóng hẳn, vẫn diễn ra quá trình khoáng hoá sụn thành xương để tăng chiều cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của chiều cao lúc này rất chậm, có thể nói là không đáng kể.
Những giai đoạn quan trọng tăng chiều cao hiệu quả
Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và chứng minh, có 3 giai đoạn vàng để thúc đẩy chiều cao phát triển hiệu quả bao gồm:
Giai đoạn bào thai
Từ tháng thứ 4 của thai kì, hệ xương khớp của thai nhi đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ sau khi ra đời. Để xương chắc khoẻ, chiều cao phát triển tốt, thai phụ cần phải bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ của hệ xương khớp như Canxi, Collagen type II, các vitamin quan trọng khác. Sau khi ra đời, trẻ đạt chiều cao trên 50cm được xem là đạt chuẩn, quá trình tăng trưởng chiều cao sau này sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi
3 năm đầu đời là giai đoạn chiều cao của trẻ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Tổng số đo chiều cao trong 3 năm này của trẻ lên đến 45cm nếu được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động phù hợp, không gặp vấn đề về khả năng hấp thụ.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Giai đoạn này tương ứng với số tuổi của trẻ thông thường là 9 – 13 tuổi đối với nữ và 11 – 15 tuổi đối với nam. Nhiều trẻ trước dậy thì khá nhỏ bé, ốm yếu nhưng nhờ chú ý ăn uống, vận động thể dục thể thao và ngủ sớm đã cải thiện chiều cao đáng kể, khoẻ mạnh hơn.
Mọi nỗ lực để nâng tầm chiều cao đều có thể trở nên vô nghĩa nếu các bạn bỏ qua 3 giai đoạn vàng cho phát triển chiều cao này.
Cải thiện chiều cao sau tuổi dậy thì có được không?
Vì nhiều lý do mà một số người đã bỏ lỡ những giai đoạn vàng để thúc đẩy chiều cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chiều cao của bạn đã chính thức “dậm chân tại chỗ”. Bởi lúc này chiều cao vẫn phát triển, nhưng tốc độ không còn lớn như trước nữa.
Để “sửa sai”, ngay từ bây giờ, các bạn cần chú ý đến các yếu tố dưới đây để cải thiện chiều cao khi còn có thể:
Dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Canxi như hải sản, sữa, trứng, thịt gà, các loại đậu, sữa chua… hạn chế sử dụng nước uống có ga, café, nước ngọt đóng chai vì những loại đồ uống này sẽ khiến Canxi trong xương bị “bào mòn”. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm và lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao uy tín để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể cao lớn, khoẻ mạnh.
Một thực đơn ăn uống khoa học sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định đến sự phát triển chiều cao của cơ thể, bạn cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khung xương để giúp cho xương có thể phát triển tốt nhất, từ đó giúp cho chiều cao của bạn tăng trưởng nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, sữa là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào cho cơ thể, vì vậy để có thể giúp cho chiều cao phát triển tốt nhất, bạn đừng quên duy trì thói quen uống ít nhất 1 ly sữa mỗi ngày nhé
Vận động
Chỉ có vận động thường xuyên thì hệ xương khớp mới trở nên dẻo dai, chắc khoẻ, linh hoạt hơn. Đồng thời, còn kích thích nội tiết tố tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để chiều cao phát triển tối ưu, không chỉ vậy, việc tập luyện, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng khối lượng cũng như giúp cho xương cứng cáp hơn khi trưởng thành.
Các bộ môn có lợi cho chiều cao phải kể đến như: Bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ, xà đơn…. Nên tranh thủ ít nhất một giờ mỗi ngày để vận động, tăng cơ hội sở hữu một chiều cao lý tưởng trong tương lai. Khi tập luyện, bạn cũng cần lưu ý việc tập luyện quá nhẹ nhàng hay tập luyện quá sức đều sẽ khiến cho chiều cao của bạn phát triển không hiệu quả, hãy tập luyện phù hợp với thể trạng và đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất nhé
Ngủ đủ giấc
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết được, chiều cao chỉ phát triển trong lúc chúng ta đang ngủ, ở trạng thái nằm thư giãn. Bên cạnh đó, trong lúc ngủ sâu giấc nhất cũng là lúc tuyến yên tiết ra nội tiết tố tăng trưởng hiệu quả nhất, thường rơi vào khoảng 23h – 01h sáng hôm sau, đây được xem là nhân tố quyết định rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của con người. Do đó, muốn chiều cao phát triển tốt sau tuổi dậy thì, ngủ sớm và ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng.
Khi ngủ, để đảm bảo có được giấc ngủ sâu, bạn cần chú ý không gian ngủ yên tĩnh, tránh để đèn ngủ và hãy nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng khi ngủ, thả lỏng toàn thân để cải thiện chiều cao tốt nhất nhé
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Chắc hẳn ai cũng không muốn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sợ đen da, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không tiếp xức với ánh nắng mặt trời bởi đây là nguốn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể.
Đây là loại vitamin giúp cho cơ thể của bạn có thể hấp thu được canxi, nếu không có vitamin D, canxi khi được bổ sung trong chế độ ăn thường ngày sẽ bị đào thải ra ngoài. Do đó, bạn nên chú ý tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm và chiều muộn để cải thiện chiều cao hiệu quả nhé
Tránh stress
Trong cuộc sống hiện tại, rất nhiều bạn trẻ gặp phải tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài nhưng thường không chú trọng đến việc thư giãn, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà nó còn gây ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng của tuyến yên, vì vậy mà bạn nên chú ý thư giãn, tránh tình trạng stress thường xuyên để có thể cải thiện chiều cao nhanh chóng và hiệu quả nhé
Kiểm soát cân nặng
Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của bạn. Nếu như bạn quá gầy, điều này cho thấy chế độ ăn của bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, điều này sẽ khiến cho chiều cao của bạn khó có thể phát triển nhanh được. Còn nếu như bạn quá béo thì trọng lượng cơ thể đè nặng lên xương sẽ khiến cho xương khó có thể phát triển, từ đó giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Tránh sử dụng chất kích thích
Bạn muốn thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh chóng, hiệu quả thì một yếu tố bạn cần chú ý đó chính là tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá bởi chúng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây tổn hại đến cấu trúc của xương, từ đó gây kìm hãm quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của bạn. Không chỉ trực tiếp hút thuốc lá, việc ngửi khói thuốc từ mọi người xung quanh cũng gây ảnh hưởng tương tự, vì vậy bạn cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá để tăng chiều cao hiệu quả nhé.
Độ tuổi phát triển chiều cao sau 20 tuổi còn được nữa không?
Sau 20 tuổi, rất ít người có thể cải thiện chiều cao của mình. Bởi lẽ, lúc này sụn tiếp hợp đã khép lại hoàn toàn, kết thúc quá trình cốt hoá xương. Mọi sự tác động để cải thiện chiều cao đều vô dụng (ngoại trừ phương pháp kéo chân nhiều rủi ro).
Những trường hợp dù đã bước qua tuổi 20 mà chiều cao vẫn phát triển nhanh chóng không loại trừ trường hợp họ đã mắc phải chứng rối loạn tiết hormone tăng trưởng, khi loại hormone tiết ra quá nhiều khiến cơ thể có sự phát triển bất thường.
Do đó, nếu độ tuổi phát triển chiều cao sau 20 thì chiều cao của bạn vẫn phát triển tốt thì đừng vội vui mừng mà hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ nhé.
Khi 40 tuổi, chiều cao của bạn bắt đầu giảm
Bạn có biết rằng khi đến 40 tuổi, chiều cao của bạn không những không tăng mà ngược lại sẽ có xu hướng giảm dần. Điều này hết sức bình thường bởi ở độ tuổi này, các đĩa đệm ở cột sống sẽ mất nước và bắt đầu ép lại khiến cho chiều cao của bạn giảm đi. Đối với những người bị loãng xương thì tình trạng này sẽ càng rõ rệt hơn.
Tin liên quan: Gen di truyền có hoàn toàn quyết định đến chiều cao của bạn?